27-01-2024 15:28

Nhớ hoài làng cốm gạo Cà Mau

Nhớ hoài làng cốm gạo Cà Mau

Làng cốm gạo Cà Mau từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người dân vùng đất mũi phía Nam; một nơi cho ra đời món ăn vặt dân dã lưu giữ ký ức tuổi thơ đáng nhớ của nhiều người miền Tây.

Nhớ hoài làng cốm gạo Cà Mau

Làng cốm gạo Cà Mau với gần 20 hộ được hình thành hơn 10 năm qua, trên tuyến đường dẫn vào trung tâm phường Tân Thành, cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 7km. Những quầy bày bán cốm san sát nhau. Vào những buổi chiều, tiếng nổ cốm “bùm bùm” vang một góc trời từ trong làng nghề này.

Đây chính là món ăn mang kí ức tuổi thơ của rất nhiều đứa con của vùng đất miền Tây sông nước, cái âm thanh nghe vui tai của tiếng nổ “bùm bùm”, sự chờ đợi háo hức để cho ra một mẻ cốm và cả sự vui mừng của những đứa trẻ khi được cha mẹ cho gạo để đi “nổ cốm”.

Gion-gion-banh-com-Tan-Thanh-nuc-tieng-xu-dat-Mui-anh-trong-4-1522232280-width680height471

Nổ cốm từ gạo tẻ. Ảnh: Chúc Ly/Trang trại Việt.

Ảnh: nld

Cho cốm nổ vào bịch ni lông. Ảnh: Báo Người Lao Động.

“Đồ nghề” của người thợ khá đơn giản, chỉ cần một bếp lửa hồng, một quả nổ và một túi mành chứa cốm là đủ. Sau khi cho gạo vào bên trong ống, đặt lên bếp lửa, người thợ nổ phải liên tục quay quả nổ đều tay trên lửa. Công đoạn này đòi hỏi sự nhẫn nại và khéo léo của người thợ, sao cho tay quay vừa đều, vừa nhanh. Vô số hạt gạo con con được tiếp lửa đều qua những vòng quay rồi cũng đến lúc chín căng, mẻ cốm đầu tiên chuẩn bị ra lò. Sau khi nghe tiếng nổ, gạo có một hình hài khác, đó là những mẻ cốm nóng hổi, trắng tinh tuôn vào túi mành.

làng-cốm-Cà-Mau-ivivu

Hạt cốm nổ. Ảnh: Chúc Ly/Trang trại Việt.

Cốm sau khi nổ xong có thể ăn ngay hoặc cho đường vào ngào để cốm có thêm vị ngọt. Để làm một mẻ cốm ngào đường trước hết phải chọn một cái chảo to, bỏ đường, một ít gừng chỉ thái thật mỏng vào rồi bắc lên bếp đảo đều cho đường tan thành chất lỏng màu cánh gián đẹp mắt. Sau đó, đổ cốm gạo vào, dùng hai chiếc đũa tre loại to để đảo nhanh lòng chảo, giúp cho các hạt cốm dính đường thật mịn đều, kết dính vào nhau bằng lớp đường thơm ngọt. Không để lâu, người ta đổ chảo cốm đã ngào đường ra một cái khuôn bằng gỗ (hoặc chiếc mâm trong nhà) với độ dày chừng 3cm; nhà nào thích thì rắc thêm một lớp đậu phộng rang vàng, rồi cán cốm đều tăm tắp. Đợi chừng vài phút, khi khối cốm đã cứng lại và nguội bớt, người ta lấy dao yếm chia nhỏ khối cốm bằng những đường cắt ngang, dọc, sao cho miếng cốm cầm vừa tay người ăn.

Ngào cốm nổ. Ảnh: Vân Du/Báo Người Lao Động.

Ngào cốm nổ. Ảnh: Vân Du/Báo Người Lao Động.

Cho cốm vào khuôn và cắt thành từng miếng nhỏ. Ảnh: Vân Du/Báo Người Lao Động.

Cho cốm vào khuôn và cắt thành từng miếng nhỏ. Ảnh: Vân Du/Báo Người Lao Động.

Thành phẩm trải qua các công đoạn khéo léo. Ảnh: Vân Du/Báo Người Lao Động.

Thành phẩm trải qua các công đoạn khéo léo. Ảnh: Vân Du/Báo Người Lao Động.

Com-gao---Vung-ky-uc-mien-tuoi-tho-nay-la-dac-san-cua-nguoi-xa-xu-com-gao05294507122418-1564243943-width1000height1000

Ảnh minh họa: Mùi cốm ngào đường.

COM-TP-CM-2806-1655461452

Ảnh: An Minh/Vnexpress.

Chỉ là một món ăn dân dã nhưng cốm gạo đã tạo nên dấu ấn cho một làng nghề và được biết đến như một đặc sản của vùng đất Cà Mau. Ngày nay, mặc dù cốm gạo được bán khá nhiều trên thị trường nhưng cốm gạo Tân Thành vẫn là thức quà lưu giữ một phần kí ức tuổi thơ của nhiều người miền Tây.

Theo iVIVU.com

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan