18-01-2024 11:00

Ngơ ngẩn với đồng hoa hẹ và bánh hẹ Hiệp Thành

Ngơ ngẩn với đồng hoa hẹ và bánh hẹ Hiệp Thành

Chúng tôi đi Hiệp Thành, Bạc Liêu với mục đích tham quan chùa Xiêm Cán, vườn nhãn cổ, cây xoài cổ thụ và cánh đồng quạt gió. Nhưng lại “sa đà” vào một bất ngờ khác: những cánh đồng hoa hẹ.

Về du lịch Bạc Liêu ngơ ngẩn với cánh đồng hoa hẹ và bánh hẹ Hiệp Thành

Tuyệt đẹp một cánh đồng hoa hẹ - Ảnh: Châu Xuân Mai

Tuyệt đẹp một cánh đồng hoa hẹ – Ảnh: Châu Xuân Mai

Đó là những luống hẹ xanh um chạy dài đến ngút tầm mắt mà khi chúng tôi dừng xe lại hỏi thăm, những người nông dân trồng hẹ đều mỉm cười: “Cứ vô coi đi, hẹ đang xanh. Chiều hay mai là cắt hết rồi đó”.

Bạc Liêu, như câu ca dao xưa: “Bạc Liêu là xứ cơ cầu/ Dưới sông cá chốt, Triều Châu trên bờ”, còn những người nông dân đang làm đất, rải rơm thì giảng giải địa danh Bạc Liêu, theo ông bà xưa có nguyên ngữ Triều Châu là Pô-Léo, có nghĩa là xóm nghèo. Nhưng khi được viết bằng Hán tự lại thành âm đọc là Bạc Liêu.

Ở Bạc Liêu có rất nhiều người Việt gốc Triều Châu mà dân dã gọi là người Tiều. Người Tiều cư trú lẫn lộn với người Việt và người Campuchia nên đa số người dân trong vùng có thể nói luôn ba thứ tiếng Việt, Tiều, Cam… Nhưng giờ đều là người Việt xứ Bạc Liêu.

Còn hẹ, vùng Hiệp Thành này rau cải là vụ ngắn ngày. Cây hẹ được trồng quanh năm, vì có món bánh hẹ, hủ tiếu.

Một chị nông dân có nước da sạm nắng nhiệt tình chỉ cho chúng tôi đi theo đường bờ vào bên trong, nơi có một vườn hẹ đang trổ bông trắng xóa: “Chỗ hẹ này người ta để cho bông trổ để lấy hạt làm giống. Trong sâu kia còn nguyên đám ruộng lớn, bông đẹp nhưng lội vào lầy lắm”.

Quay lại với những người nông dân đang làm đất, rải rơm, tưới hẹ, chúng tôi được nghe không biết bao nhiêu câu chuyện về loại cây bé nhỏ đã gắn bó bao đời: “Không biết có từ khi nào, nhưng sinh ra đã thấy cha mẹ trồng hẹ rồi”.

Trồng quanh năm, lên xanh thì cắt, bó mang ra chợ hay giao cho người đến mua sỉ. Cứ cắt rồi tưới, thường 5 đến 7, 8 lần thì cây hẹ cỗi. Lại làm đất, rải rơm, gieo hạt mới.

Ruộng hẹ dễ nhìn lắm. Xanh ngắt là hẹ lá, còn gọi hẹ non. Còn hẹ trưởng thành là có lốm đốm trắng, tức đã ra nụ. Tùy theo thu hoạch mà cắt lúc lá hẹ non, chưa có nụ bông, hay cắt lúc có nụ rồi lựa ra, bó riêng. Nụ bông hẹ để xào hay nấu canh, còn lá hẹ thì có nhiều công dụng.

Xưa, vùng Hiệp Thành chuyên trồng hẹ. Nhưng giờ xen kẽ rau màu khác như cà chua, cải rau, cải củ. Mùa tết cũng là mùa củ cải, mùa bán cho các nhà làm dưa chua. Nhưng giờ mới gieo hạt. Gần tết là mùa nhổ củ cải, đông vui lắm”.

Chuyện vui đến lúc cũng phải ngừng, những người nông dân chất phác lưu luyến tiễn chúng tôi đi, và không quên căn dặn: “Tháng 12 âm lịch quay lại, đúng mùa nhổ cải. Lúc đó đông vui lắm. Nhớ nha”.

Ruộng hẹ với hoa trắng và lá hẹ xanh - Ảnh: Châu Xuân Mai

Ruộng hẹ với hoa trắng và lá hẹ xanh – Ảnh: Châu Xuân Mai

Cánh đồng hoa hẹ trắng xóa rung rinh trong gió - Ảnh: Châu Xuân Mai

Cánh đồng hoa hẹ trắng xóa rung rinh trong gió – Ảnh: Châu Xuân Mai

Bó bông hẹ vừa mới bó - Ảnh: Châu Xuân Mai

Bó bông hẹ vừa mới bó – Ảnh: Châu Xuân Mai

Bánh hẹ - Ảnh: Châu Xuân Mai

Bánh hẹ – Ảnh: Châu Xuân Mai

Bánh hẹ chiên - Ảnh: Châu Xuân Mai

Bánh hẹ chiên – Ảnh: Châu Xuân Mai

Theo Châu Xuân Mai/ Tuổi Trẻ

 ***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan