Đầu tháng 4, hoa ô môi gắn liền với bao thế hệ người dân An Giang, Đồng Tháp… bung nở trên các nẻo đường quê.
Mùa hoa ô môi hồng rực rỡ ở miền Tây
Hoa ô môi còn được biết đến với cái tên “hoa anh đào miền Tây” có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Cây ô môi có thân gỗ cao 10 – 20 m, thích hợp với thổ nhưỡng miền Tây Nam Bộ nên được trồng làm cảnh và lấy bóng mát. Ảnh chụp cánh đồng quê được tô điểm sắc hồng hoa ô môi tại Tân Châu, An Giang. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu.
Trong nắng hạ đầu tháng 4, khi những cơn mưa trái mùa xuất hiện cũng là lúc cây ô môi trút lá và xuất hiện chùm hoa. Trong ảnh là vùng quê Tịnh Biên, An Giang. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu.
Những người phụ nữ trong tà áo dài tạo dáng dưới hàng cây ô môi nổi tiếng tại Cao Lãnh, Đồng Tháp. Sở dĩ người miền Tây đặt cho cây cái tên ô môi là khi ăn trái này, môi sẽ chuyển từ màu đỏ sang đen thẫm (“ô” có nghĩa là “đen”). Có người lại cho rằng do bên trong trái chứa nhiều ô mà mỗi ô là một phần thịt của trái, nên gọi là ô môi. Ảnh: Ming Huỳnh.
Lang thang khắp nẻo đường phương Nam như An Giang, Đồng Tháp, du khách có thể bắt gặp những cây ô môi trồng bên đường quê, bờ ruộng, bến sông hay mái nhà đơn sơ. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu.
Hoa tàn hình thành trái ô môi hình trụ dẹt dài 40-60 cm, hơi cong, đường kính 3-4 cm. Ảnh: Văn Thái.
Trong nắng trưa hè, những vạt hoa màu hồng phất phơ trong gió trở thành một nét đẹp dân dã khó quên với du khách. Ảnh: Văn Thái.
Nẻo đường quê tại Khánh Hòa, Châu Phú, An Giang. Ảnh: Văn Thái.
Thiếu nữ tại vườn hoa ở Phú Bình, Phú Tân, An Giang. Ảnh: Ngọc Thanh Hồng.
Chiếc cầu quê hương Phú Long, Phú Tân, An Giang thêm sắc hồng vào mùa hoa ô môi. Ảnh: Ngọc Thanh Hồng.
Cây ô môi đang nở hoa rực rỡ bên bờ mương ở Phú Bình, Phú Tân, An Giang. Ảnh: Ngọc Thanh Hồng.
Theo Huỳnh Phương/Vnexpress