27-01-2024 15:02

Một ngày khám phá Sài Gòn nên đi đâu?

Một ngày khám phá Sài Gòn nên đi đâu?

Nếu bạn chỉ có một ngày “bung xõa” tại Sài Gòn, nhưng bâng khuâng không biết đi đâu, ăn gì thì hãy tham khảo thử danh sách điểm đến hấp dẫn và các món ăn ngon trong bài viết sau.

Một ngày khám phá Sài Gòn nên đi đâu?

Ghé thăm những điểm đến nổi tiếng tại Sài Gòn

Dinh Độc Lập

Ảnh: @_pnhu_

Ảnh: @_pnhu_.

Ảnh: @dungpandadien.

Ảnh: @dungpandadien.

Nếu muốn tìm về một nơi để khám phá Sài Gòn một cách nhẹ nhàng thoải mái, đem lại những điều bổ ích thì Dinh Độc Lập là một lựa chọn vô cùng thích hợp. Đây sẽ là một địa điểm giúp cho bạn thư thái tâm hồn, tìm về với cội nguồn thông qua những công trình, hiện vật hay câu chuyện về văn hóa, lịch sử của dân tộc. Kiến trúc phong thủy của Dinh Độc Lập mang hơi hướng phương Đông, tuy nhiên, từng chi tiết của công trình cũng thể hiện được nét hiện đại độc đáo. Tại đây, bạn có thể tận mắt chứng kiến từng vật phẩm ở chế độ cũ được lưu lại theo thời gian.

Ảnh: @chuoichamchi_

Ảnh: @chuoichamchi_.

Ảnh: @thuyp.ty.

Ảnh: @thuyp.ty.

Ảnh: @stella.btl.

Ảnh: @stella.btl.

Chợ Bến Thành

chợ bến thànhĐây là khu chợ tọa lạc tại trung tâm thành phố, 4 mặt đều giáp với những tuyến đường lớn nên rất thuận tiện cho việc di chuyển. Với những tín đồ mua sắm, đây là điểm đến không thể bỏ lỡ, du khách có thể lựa chọn cho mình hàng trăm mặt hàng đa dạng từ truyền thống đến hiện đại. Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch Sài Gòn giúp bạn thoải mái thưởng thức những món ăn truyền thống với mức giá rẻ.

Các hàng ăn thu hút khách tại chợ Bến Thành. Ảnh: Báo Ngôi Sao.

Các hàng ăn thu hút khách tại chợ Bến Thành. Ảnh: Báo Ngôi Sao.

Bưu điện trung tâm Sài Gòn

2b4524cfab1463ab402c628031c16a17

bưu điện tp

Ảnh: @hasummii.

Công trình này được xây dựng trong 5 năm, từ năm 1886 đến năm 1891. Kiến trúc sư nổi tiếng thiết kế cho công trình bưu điện này đó chính là Gustave Eiffel – người Pháp. Lớp sơn vàng đặc trưng của địa điểm này cũng giúp cho bạn có được những tấm hình check-in tuyệt đẹp. Đến đây bạn sẽ có được những bộ ảnh vô cùng xịn sò và được dịp ngược dòng thời gian để cảm nhận vẻ đẹp nơi này của những năm tháng xưa cũ.

Ảnh: @ba_hira.

Ảnh: @ba_hira.

Ảnh: @ba_hira.

Ảnh: @ba_hira.

Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh

Ảnh: vnexpress.

Ảnh: vnexpress.

Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Mình là địa điểm du lịch Sài Gòn nổi tiếng được xây dựng từ năm 1929. Tiền thân của công trình này đó chính là viện bảo tàng Blanchard de la Brosse. Đến đây, du khách có thể thoải mái chiêm ngưỡng về các hiện vật có giá trị lịch sử. Hiện nay, bảo tàng đang lưu giữ tới hàng chục ngàn hiện vật, 25.000 sách báo và nhiều tài liệu quý. Bên cạnh việc tham quan, khám phá, nhiều du khách đến đây để có thêm hiểu biết, kiến thức về khảo cổ học, sử học, dân tộc học…

Ảnh: vnexpress.

Ảnh: vnexpress.

Ảnh: vnexpress.

Ảnh: vnexpress.

Bến Nhà Rồng – Bảo tàng Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ảnh: baotanghochiminh.

Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ảnh: baotanghochiminh.

Ảnh: @tramkyucsg

Ảnh: @tramkyucsg.

Khuôn viên bến Nhà Rồng có bảo tàng Hồ Chí Minh – một trong các chi nhánh thuộc hệ thống các bảo tàng và di tích lưu niệm về Hồ Chí Minh trong cả nước với 3 phòng trưng bày (250 mét vuông). Sau hai lần chỉnh lý (1990, 1995) lúc này đã có 9 phòng với 1482,62 mét vuông diện tích trưng bày, 2 kho bảo quản với 10.927 tài liệu, hiện vật và hàng trăm hiện vật trưng bày ngoài trời.

Ảnh: @tramkyucsg

Ảnh: @tramkyucsg.

Bảo tàng là nơi thường xuyên tổ chức những hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi như: hội nghị khoa học; các cuộc tọa đàm giữa các thế hệ; nói chuyện chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh; giới thiệu và chiếu phim tư liệu; lưu giữ hồi ký, các ấn phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và về bảo tàng; in lịch; tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh…

Ảnh: @tramkyucsg

Ảnh: @tramkyucsg.

Toàn cảnh bến Nhà Rồng nhìn từ trên cao. Ảnh: zing.

Toàn cảnh bến Nhà Rồng nhìn từ trên cao. Ảnh: zing.

Ăn gì ở Sài Gòn?

Bún nước cô Huyền

Bún nước cô Huyền hay còn được biết đến với cái tên “bún cô chửi”. Trải qua đến 8 công đoạn từ chế biến đồ tươi đến nêm nếm gia vị mới được một tô bún nước hoàn chỉnh cho thực khách. Trong tô có nhiều món khác nhau như thịt bò tái, chả, bò viên, tôm xay… hoà quyện cùng nước dùng beo béo có trứng gà, phủ lên lớp hành lá thơm phức khiến ai cũng không cưỡng nổi sức hút của món này. Tuy nhiên phần nước dùng được nhận xét hơi nhạt, ai muốn đậm đà hơn phải nêm nếm thêm nước mắm, muối ớt.

Ảnh: Fb La Cà Sài Gòn.

Ảnh: Fb La Cà Sài Gòn.

Ngoài món bún nước trứ danh, ở đây còn có món mì trộn muối ớt dành cho những ai muốn ăn đậm đà hơn. Mì là món ăn được gọi nhiều hơn cả món bún nước vì tô mì được trộn đều tay ăn kèm bánh phồng tôm, tóp mỡ hấp dẫn. Nếu có dịp bạn hãy đến đây thưởng thức món bún đặc biệt này nhé.

Ảnh: afamily.

Bún nước cô Huyền. Ảnh: afamily.

Địa chỉ: Bún nước cô Huyền – 38/2 Nguyễn Công Hoan, phường 7, quận Phú Nhuận.

Dimsum Tiến Phát

Dimsum Tiến Phát hay còn được biết tới với tên gọi là “Mỹ thực Tiến Phát”. Thực đơn của quán dimsum Tiến Phát rất đa dạng. Menu có khoảng 50 món gồm nhiều loại như: dimsum, các loại bánh, hủ tiếu, hoành thánh, cháo,… Mỗi loại đều có những vị khác nhau để thực khách lựa chọn theo sở thích.

Ảnh: @thanhhang_13.

Ảnh: @thanhhang_13.

Các loại dimsum, bánh bao, há cảo thường sẽ có 3 – 4 chiếc cho một phần ăn, được để trong xửng làm bằng kim loại chứ không làm bằng tre như các quán khác. Có nhiều món điểm tâm để bạn lựa chọn như: xíu mại thịt cua, há cảo Hong Kong, há cảo tôm cải bó xôi, bánh bao hải sản,… Nếu thích ăn ngọt, bạn có thể thưởng thức bánh bao kim sa, bánh bao đậu đỏ,… Ngoài ra quán còn bán thêm mì và hủ tiếu để tăng thêm sự đa dạng món ăn và bạn có thể lựa chọn nhiều thứ nữa đấy nhé.

Ảnh: Internet.

Ảnh: Internet.

Địa chỉ: Dimsum Tiến Phát – 18 Ký Hoà, phường 11, quận 5.

Bánh canh cua Út Lệ

Ảnh: Nga Trần/Foody.

Ảnh: Nga Trần/Foody.

Bánh canh cua Út Lệ có nước dùng rất đậm đà, đặc sệt, thơm mùi cua dễ chịu và có ánh cam hấp dẫn. Sợi bánh canh được làm từ bột gạo trong vắt, phía trên đầy ắp thịt cua cùng 1 càng cua nhỏ và rất nhiều topping khác đi kèm như huyết, tôm, thịt nạc, chả cá, trứng cút. Có nước chấm riêng, chỉ cần cho thêm chút ớt và vài giọt chanh là tuyệt vời. Đặc biệt, quán còn cho cả bánh phồng chiên giòn rụm chấm cùng nước dùng. Bạn có thể gọi thêm 1 chén quẩy ăn kèm hoặc cho thêm giò heo, xương ăn kèm. Quán phục vụ muỗng đũa dùng 1 lần và miễn phí khăn lạnh. Khu vực ngồi cũng rất sạch sẽ và phục vụ món ăn rất nhanh, không phải để bạn chờ lâu.

Ảnh: Út Tiêu Bé Bỏng/riviu.

Ảnh: Út Tiêu Bé Bỏng/riviu.

Ảnh: Út Tiêu Bé Bỏng/riviu.

Ảnh: Út Tiêu Bé Bỏng/riviu.

Địa chỉ: Bánh canh cua Út Lệ – 210 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10.

Bột chiên Sài Gòn

Dẫu Sài Gòn có vô vàn món ăn ngon, vật lạ thì bột chiên vẫn là món ăn huyền thoại tuổi thơ được lòng rất nhiều người. Bột chiên giòn giòn dai dai, đi kèm với trứng, điểm cộng khi thưởng thức món này chính là đu đủ và đồ chua, thêm phần nước chấm cay nồng được pha theo công thức riêng của người bán. Ngày nay, bạn có thể tìm kiếm món ăn tuy lạ mà quen này ở khắp các con hẻm, từ các gánh hàng rong đến các quán ăn, mùi thơm của nó sẽ lôi kéo bạn vào ăn ngay đấy.

Bếp bột chiên Đạt Thành. Ảnh: Nguyên Thịnh/Báo Dân Việt.

Bếp bột chiên Đạt Thành. Ảnh: Nguyên Thịnh/Báo Dân Việt.

Ảnh: Nguyên Thịnh/Báo Dân Việt.

Ảnh: Nguyên Thịnh/Báo Dân Việt.

Địa chỉ: Bột chiên Đạt Thành – 277 Võ Văn Tần, phường 5, quận 3.

Đánh giá