27-01-2024 15:29

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?

Ẩm thực miền Tây bao giờ cũng đa dạng và đầy màu sắc, đặc biệt là những món ngon ngày Tết luôn hấp dẫn thực khách bởi những hương vị dân dã nhưng lại vô cùng ngon, bắt miệng.

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?

Thịt kho rệu

Nhắc đến những món ngon ngày Tết tại miền Tây thì không nên bỏ qua món thịt kho rệu huyền thoại mà nhà nào cũng có. Đây là một món ăn truyền thống có trong ngày Tết, thịt thường được kho vào ngày 30 Tết và kho càng mềm, càng rệu thì càng ngon; đi cùng với món thịt kho rệu, không thể thiếu hột vịt.

5-bi-quyet-de-noi-thit-kho-ham-nhieu-lan-khong-bi-cung-va-den-202201042233339173

Ảnh minh họa.

muon-thit-kho-tau-ngon-hoan-hao-dung-bo-qua-5-bi-quyet-nay-202202141320249940

Ảnh minh họa.

Canh khổ qua

Trong mâm cơm ngày Tết, canh khổ qua cũng là một món ăn không thể thiếu. Theo quan niệm của người miền Tây, ngày Tết, ăn canh khổ qua để cho mọi cái khổ của năm cũ trôi qua đón chào những điều may mắn, bình an, hạnh phúc cho năm mới. Với nhiều người không ăn được khổ qua nhưng gia đình vẫn thường có một ít cho mâm cúng ngày Tết. Đây được xem như là một thông tục sinh hoạt của người dân khi “Tết đến, xuân về”.

bi-quyet-nau-canh-kho-qua-don-thit-khong-bao-gio-bi-dang-202107301211370247

Ảnh minh họa.

canh-kho-qua-nhoi-thit-banner

Ảnh minh họa.

Để cho món canh này ngon hơn, bên trong khổ qua được dồn thịt, chả, nấm. Với nhiều gia đình còn cho thêm cả bún tàu, hành lá, nêm nếm vừa vị và sau đó hầm khổ qua trong nhiều giờ. Khổ qua tuy đắng nhưng ăn rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là mát người và mang lại nhiều may mắn cho năm mới.

Dưa kiệu ngâm chua

cu-kieu-ngam-mam-thumbnail

Ảnh minh họa.

Dưa kiệu thường được làm trước Tết cả 10 ngày để có thể ngâm cho vừa vị đến Tết là kịp dùng. Để làm được kiệu cho bữa ăn ngày Tết sẽ mất rất nhiều công sức và thời gian. Để làm được kiệu thơm ngon, giòn phải lựa chọn tốt từ khâu chọn mua kiệu sau đó là sơ chế và cuối cùng là ngâm kiệu.

Một đĩa dưa kiệu ngâm chua cùng với tôm khô đơn giản nhưng lại được nhiều người ưa thích. Vị chua chua giòn giòn, ăn vào có chút nồng the the kèm với tôm khô dai dai, ngọt thịt, thêm vào chút đường để tẩm ướp đã có thể cho ra một dĩa dưa kiệu ngon đúng bài cho ngày Tết miền Tây.

Lạp xưởng

Lạp xưởng là món ăn rất phổ biến ở miền Tây vào dịp Tết. Lạp xưởng có nhiều loại như lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng nạc, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá… Nhiều địa phương miền Tây nổi danh với món lạp xưởng như Sóc Trăng, Cần Giuộc (Long An), An Giang… Lạp xưởng có thể luộc, chiên, nướng trước khi ăn. Trong đó, cách được nhiều người ưa chuộng là chiên bằng nước (không dùng dầu), vừa ngon vừa an toàn cho sức khỏe. Để ăn kèm với lạp xưởng, bạn có thể chấm cùng nước tương ớt cay cay hay các loại rau xà lách và dưa kiệu.

lap3-800x450

Ảnh minh họa.

cach-lam-lap-xuong-tuoi-can-duoc-tai-nha-chua-ngot-chuan-vi-202202221426155824

Ảnh minh họa.

Dưa cải chua

Để làm ra được những mẻ cải chua cho ngày Tết là cả một quá trình vô cùng gian nan từ khâu lựa chọn cải đến bước sơ chế và nấu nước muối cải. Trước Tết tầm 20 ngày, mọi người có thể muối cải cho ngày Tết. Cải sau khi muối sẽ có vị chua tự nhiên, cắn vào sẽ cảm nhận được độ giòn thơm. Để tăng thêm vị ngon, cải thường sẽ được ướp cùng đường, ớt để giảm độ chua và ngọt hơn.

dua-cai-b-1024x576

Ảnh minh họa.

Dưa hấu

cach-khac-dua-hau-nghe-thuat-doc-dao-them-sac-cho-mam-ngu-qua-ngay-tet-11-760x367

Ảnh minh họa.

Luu-Y-Khi-An-Dua-Hau

Ảnh minh họa.

Dưa hấu là một loại trái cây không thể thiếu trong ngày Tết. Dưa hấu thường được mua về trưng với ý nghĩa cầu may mắn bình an, phước lành cho gia đình. Ngày nay, khi mua dưa hấu cũng có nhiều dịch vụ kèm theo chẳng hạn như: khắc hình, vẽ chữ thư pháp, tạo khuôn,… tùy theo nhu cầu của từng gia đình sẽ lựa chọn loại và mẫu dưa hấu trưng khác nhau.

Bánh tét

banh-tet-bao-nhieu-calo-2

Ảnh minh họa.

Trong khi bánh tét ở miền Trung chuộng sự giản dị, chỉ khác bánh chưng truyền thống về hình dáng thì bánh tét ở miền Nam đã được “cải tiến” rất nhiều. Bánh tét miền Nam có hai loại chính là bánh tét nhân mặn và nhân ngọt. Nhân mặn ngoài loại có đậu và thịt mỡ truyền thống, nhiều nhà gói bánh tét còn có trứng muối, lạp xưởng… cho nhiều khẩu vị khác nhau. Trong khi đó bánh tét nhân ngọt phổ biến với nhân chuối, đậu đỏ, đậu xanh…

Theo iVIVU.com

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan