19-01-2024 10:54

Mời khách Tây ăn cưới - mốt kiếm tiền mới của dâu rể Ấn Độ

Mời khách Tây ăn cưới - mốt kiếm tiền mới của dâu rể Ấn Độ

Những du khách phương Tây sẵn sàng trả hàng trăm USD để dự một đám cưới truyền thống tại Ấn Độ.

Mời khách Tây ăn cưới – mốt kiếm tiền mới của dâu rể Ấn Độ

Surabhi Chauhan, một giám đốc quỹ tại Delhi, kết hôn từ tháng 11/2017. Đám cưới của cô mời khoảng 400 khách, trong đó có hai người cô chưa từng gặp trong đời hay có mối liên hệ nào dù chỉ xã giao: Carly Stevens và Tim Gower.

Hai vị khách lạ mặt này là những blogger du lịch Australia, trả 200 USD để dự lễ thành hôn của Chauhan trong hai ngày. Stevens cho rằng dự đám cưới truyền thống của người Ấn Độ vừa là một trải nghiệm nhất định phải thử, vừa là cách thức để cô tìm về cội nguồn – mẹ Stevens sinh ra ở Ấn Độ. Stevens chọn tiệc cưới của Chauhan vì tình cờ trùng ngày cô và người bạn đời, Gower, đến quốc gia tỷ dân này.

Chauhan tiết lộ cô và hôn phu rất phấn khích, cởi mở khi đón những vị khách từ các quốc gia khác, dù ý tưởng này còn khá mới mẻ. Ngày đầu tiên, Chauhan mời Stevens tới lễ Mehndi, một nghi lễ truyền thống trước đám cưới dành cho gia đình cô dâu và họ hàng, bạn bè thân thiết. Lời mời này khiến Stevens cảm thấy mình như người trong nhà.

Hôm sau, Stevens cùng Gower hòa vào đám đông với khoảng 400 khách dự tiệc cưới. “Tôi còn nhớ khi bước vào và một suy nghĩ ập đến ‘Chà, như trong phim vậy’. Thật chuyên nghiệp, tôi chưa từng tham dự sự kiện nào như vậy”, cô nói.

Chauhan và Stevens vẫn giữ liên lạc sau đám cưới. “Chúng tôi đều thích thú với trải nghiệm này. Tôi không cảm thấy mình đã mời ai đó hoàn toàn xa lạ”, Chauhan giãi bày.

Carly Stevens (thứ 2 từ phải sang) và bạn đời Tim Gower (áo trắng) dự đám cưới của Surabhi Chauhan vào ngày 4/11/2017. Ảnh: Carly Stevens.

Carly Stevens (thứ 2 từ phải sang) và bạn đời Tim Gower (áo trắng) dự đám cưới của Surabhi Chauhan vào ngày 4/11/2017. Ảnh: Carly Stevens.

Ngành công nghiệp du lịch đám cưới

Stevens và Gower biết đến đám cưới của Chauhan thông qua một dự án start-up có tên Join My Wedding, do Orsi Parkanyi đồng sáng lập. Khách và cô dâu, chú rể giới thiệu sơ qua về bản thân, công việc, và cùng thảo luận về những điều sẽ xảy ra trong đám cưới như họ phải mặc gì.

Join My Wedding hoạt động theo phương thức: Những cặp đôi sẽ kể chi tiết về đám cưới của họ trên website, du khách quốc tế có thể mua vé dự tới bất kỳ hôn lễ nào họ muốn. Phần lớn khoản tiền khách trả sẽ được chuyển cho các cặp đôi, bên start-up hưởng một chút hoa hồng.

“Hãy thử nghĩ xem, chẳng có gì đậm màu sắc văn hóa hơn một đám cưới vì bạn sẽ tiếp xúc với người dân, thưởng thức ẩm thực địa phương, mặc trang phục truyền thống… Đây là nơi tất cả hội tụ”, Parkanyi cho hay.

Người đồng sáng lập start-up này lý giải, ý tưởng đến từ kinh nghiệm cá nhân của cô khi bỏ lỡ đám cưới của bạn bè. Cô quyết định tập trung vào đám cưới Ấn Độ vì chúng nổi tiếng thế giới và khách nước ngoài thường không có cơ hội tham dự nếu không quen biết.

Tới nay, khách hàng của Parkanyi đã dự hơn 100 đám cưới Ấn Độ thông qua dự án start-up này. “Trải nghiệm mọi màu sắc văn hóa cùng lúc và kết nối sâu sắc với người dân địa phương tại Ấn Độ là động lực to lớn thôi thúc du khách. Hoạt động này lại an toàn. Bạn tham gia một sự kiện cùng hàng trăm người, bạn là một vị khách nổi bật và được mọi người quan tâm đặc biệt”, cô nhận định.

Khách Tây nổi bật trong đám cưới Ấn Độ. Ảnh: Eniko Toth (Angie).

Khách Tây nổi bật trong đám cưới Ấn Độ. Ảnh: Eniko Toth (Angie).

Nắm bắt xu thế đang nở rộ này, nhiều công ty du lịch bắt đầu sáng tạo ra các gói tour cho khách quốc tế dự lễ thành hôn trong dịp khám phá Ấn Độ.

Đám cưới tại quốc gia này nổi tiếng vì vẻ sang trọng, các nghi thức và truyền thống được thực hiện trong nhiều ngày. Hàng triệu người kết duyên vợ chồng mỗi năm tại quốc gia này, nơi có dân số và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng. Nhiều chuyên gia nhận định ngành công nghiệp tiệc cưới giúp chống suy thoái, với trị giá khoảng 40 tỷ USD và tăng trưởng 20% một năm.

“Miễn là thị trường tiệc cưới Ấn Độ còn được quan tâm, nó sẽ phát triển mỗi năm”, theo Ashish Boobna, đại diện công ty tổ chức tiệc cưới cho tầng lớp thượng lưu Ấn Độ. Ông cho rằng, gần như mọi ngành nghề đều có thể kiếm lời từ thị trường tiệc cưới, đặc biệt là các lĩnh vực trang trí, giải trí, ẩm thực, dịch vụ khách hàng…

Sức hút của đám cưới Ấn Độ

Theo ông Boobna, ngành du lịch đám cưới là một xu hướng đang lên trong thị trường tiệc cưới, tương tự như du lịch chăm sóc sức khỏe trong lĩnh vực y tế. Với một số cặp đôi Ấn Độ, ý tưởng mời những vị khách quốc tế tới dự đám cưới là cách để lễ thành hôn của họ thêm đặc biệt và mang hơi hướng của một sự kiện trong showbiz. Trong khi đó, những cặp đôi khác muốn du khách tới đám cưới của họ có thể khám phá văn hóa và nghi thức trang trọng.

“Khách nước ngoài hứng thú tìm hiểu văn hóa Ấn Độ từ mọi khía cạnh gần gũi”, ông nói thêm.

Tiệc mừng với âm nhạc và những màn nhảy múa, không thiếu những nghi thức biểu tượng và cầu kỳ – đó là những điều tạo nên ấn tượng cho đám cưới Ấn Độ và thu hút du khách quốc tế, theo hướng dẫn viên Sahajanand Sharma.

Cô dâu Ấn Độ trong trang phục truyền thống. Ảnh: CandidShutters.

Cô dâu Ấn Độ trong trang phục truyền thống. Ảnh: CandidShutters.

“Đám cưới phương Tây đẹp, với nghi thức trang trọng trong nhà thờ trước khi bữa tiệc bắt đầu. Nhưng mọi thứ đều quy củ, trong khi ở đây luôn có ai đó bắt đầu nhảy múa mọi lúc mọi nơi, những sắc màu bất tận, thức ăn vơi lại đầy, cùng vô số nghi thức”, Sharma nói.

Sharma cũng mới kết hôn và mời khoảng 15 đến 20 người là khách hàng cũ từ Mỹ và châu Âu sang dự. “Tôi đi du lịch cùng từng người trong số họ… có thể nói chúng tôi khá thân thiết”, anh kể.

Không chỉ dừng ở đó, Sharma tiết lộ một đồng nghiệp của anh còn ngỏ ý mời thêm khách tới đám cưới: “Tôi nói rằng ‘tại sao không chứ’. Chúng tôi có 70 người, hoàn toàn có thể tiếp đón thêm khách”.

Theo Sharma, trong đám cưới, du khách có thể gặp gỡ nhiều người Ấn Độ hơn, thay vì chỉ có nhân viên khách sạn, hướng dẫn viên và lái xe như đi tour thông thường. “Người Ấn Độ nhìn chung có tính hay tò mò… cơ hội tiếp xúc như vậy là điều đáng quý với du khách”, anh nói.

Theo Phạm Huyền/Vnexpress

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com 

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan