19-01-2024 13:11

Mối họa khôn lường khi sạc smartphone tại trạm công cộng ở sân bay

Mối họa khôn lường khi sạc smartphone tại trạm công cộng ở sân bay

Hacker có thể cài đặt phần mềm độc hại hoặc tải dữ liệu từ điện thoại nhờ các trạm sạc công cộng ở sân bay.

Mối họa khôn lường khi sạc smartphone tại trạm sạc điện thoại công cộng ở sân bay

Những trạm sạc điện thoại công cộng miễn phí tại sân bay rất tiện lợi, song hành khách có thể phải đối mặt với vô số nguy cơ tiềm ẩn.

Caleb Barlow, chuyên gia của tập đoàn công nghệ IBM, cho biết: “Cắm sạc điện thoại vào cổng USB công cộng cũng giống như việc bạn tìm thấy một chiếc bàn chải đánh răng ven đường và quyết định nhét vào miệng. Bạn không thể biết chiếc bàn chải đó đã trải qua những gì, cũng như cổng USB kia. Và hãy nhớ rằng cổng USB tại trạm sạc điện thoại công cộng có thể truyền tải dữ liệu”.

Giải pháp an toàn hơn chính là tự mang củ sạc riêng và cắm vào ổ điện nơi công cộng, hoặc sạc dự phòng để dùng khi điện thoại sắp hết pin.

Nếu bạn nhất định muốn sạc smartphone tại các trạm sạc điện thoại công cộng, ông Barlow gợi ý bạn nên đầu tư 10 USB để mua thiết bị có tên Juice-Jack Defender: “Bạn có thể lắp chiếc ‘khóa’ nhỏ này vào trước cổng sạc USB để chặn mọi dữ liệu có thể truyền qua. Thiết bị này chỉ cho phép dòng điện đi qua”.

Việc lo lắng cho dữ liệu cá nhân có thể hơi thái quá với hành khách thông thường, tuy nhiên Barlow cho rằng ai cũng nên cẩn trọng khi sử dụng trạm sạc cổng USB nơi công cộng. Ảnh: Shefinds.

Việc lo lắng cho dữ liệu cá nhân có thể hơi thái quá với hành khách thông thường, tuy nhiên Barlow cho rằng ai cũng nên cẩn trọng khi sử dụng trạm sạc cổng USB nơi công cộng. Ảnh: Shefinds.

Theo một nghiên cứu mới của IBM năm 2019, hiện hay giới hacker đang nhắm vào những người hay đi du lịch, theo đó hành khách ngành vận tải có thể là đối tượng hàng đầu của tội phạm công nghệ. Từ tháng 1/2018, 566 triệu dữ liệu của hành khách trên khắp thế giới đã bị rò rỉ hoặc trao đổi theo các báo cáo công khai.

Barlow cũng khuyên hành khách nên tránh xa các phụ kiện công nghệ ngẫu nhiên bị bỏ lại ở nơi công cộng, ví dụ như một sợi cáp sạc.

“Thử tưởng tượng tôi là một kẻ xấu đi vào sân bay và để lại sợi cáp sạc của mình tại đó. Và nếu một hành khách nhìn thấy một sợi cáp sạc, họ thường đem về dùng, mà không biết cáp đã được lắp thêm một con chip để triển khai phần mềm độc hại vào điện thoại. Vì vậy, sợi cáp này không chỉ sạc pin cho điện thoại của ai đó, mà còn cho tôi quyền truy cập thiết bị của họ”, ông Barlow lý giải.

Bạn cũng có thể rước họa vào thân nếu dùng bất kỳ chiếc USB nào vô tình nhặt được. “Rất nhiều công ty hiện nay cấm dùng các thiết bị lưu trữ dữ liệu USB vì chúng đem lại hiểm họa khôn lường. Nếu bạn muốn thâm nhập hệ thống máy tính của một công ty, hãy đi mua khoảng một trăm chiếc USB và đặt chúng tại những nơi nhân viên của tổ chức này thường xuyên lui tới. Ít nhất một người trong số đó sẽ cắm USB vào chiếc máy tính của công ty”, ông Barlow nhận định.

Theo Forbes

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan