19-01-2024 16:50

Miếu nổi 300 tuổi ở Sài Gòn

Miếu nổi 300 tuổi ở Sài Gòn

Nằm giữa sông Vàm Thuật, quận Gò Vấp, miếu Phù Châu thu hút đông khách thăm viếng bởi linh thiêng và kiến trúc độc đáo.

Miếu Phù Châu 300 tuổi ở Sài Gòn

Miếu Phù Châu (phường 5, quận Gò Vấp, TP HCM) là một trong những công trình tín ngưỡng độc đáo. Miếu được xây dựng trên một cồn đất nhỏ có diện tích khoảng 2.500 m2 giữa sông Vàm Thuật, do đó còn có tên là miếu Nổi.

Miếu Phù Châu (phường 5, quận Gò Vấp, TP HCM) là một trong những công trình tín ngưỡng độc đáo. Miếu được xây dựng trên một cồn đất nhỏ có diện tích khoảng 2.500 m2 giữa sông Vàm Thuật, do đó còn có tên là miếu Nổi.

  Khách muốn đến viếng miếu phải đi đò. Mỗi chuyến đò phí 10.000 đồng một người.  Tại bến đò, du khách có thể mua hoa quả, đặc biệt là dừa tươi nguyên trái để đem sang miếu cúng.

Khách muốn đến viếng miếu phải đi đò. Mỗi chuyến đò phí 10.000 đồng một người. Tại bến đò, du khách có thể mua hoa quả, đặc biệt là dừa tươi nguyên trái để đem sang miếu cúng.

  Ngay cổng chính vào miếu là tượng rồng chầu theo thế “lưỡng long tranh châu”.  Sử sách không ghi rõ miếu xây dựng từ khi nào, tuy nhiên theo người dân, ước chừng thời gian dựng miếu vào đầu thế kỷ 19. Tương truyền, một người đàn ông chài lưới trên đoạn sông này đã lưới phải xác một phụ nữ. Ông đem chôn lên cù lao rồi lập một miếu nhỏ để thờ. Từ đó cuộc sống của ông khấm khá hơn. Những người dân, chủ ghe thuyền sau đấy tới đây cầu phúc. Dần dà, họ dựng lên ngôi miếu khang trang thờ Ngũ Hành, Long Mẫu.

Ngay cổng chính vào miếu là tượng rồng chầu theo thế “lưỡng long tranh châu”. Sử sách không ghi rõ miếu xây dựng từ khi nào, tuy nhiên theo người dân, ước chừng thời gian dựng miếu vào đầu thế kỷ 19. Tương truyền, một người đàn ông chài lưới trên đoạn sông này đã lưới phải xác một phụ nữ. Ông đem chôn lên cù lao rồi lập một miếu nhỏ để thờ. Từ đó cuộc sống của ông khấm khá hơn. Những người dân, chủ ghe thuyền sau đấy tới đây cầu phúc. Dần dà, họ dựng lên ngôi miếu khang trang thờ Ngũ Hành, Long Mẫu.

  Sảnh miếu cũng có hai con rồng lớn được đắp sứ, theo thế “lưỡng long hí thuỷ”.   Trước năm 1975, đây là điểm hành hương nổi tiếng của người dân Sài Gòn nhưng sau đó gần như bị bỏ hoang. Đến năm 1989, một người Hoa tên Lục Câu bỏ tiền sửa sang, khôi phục. Ngày nay, sau nhiều lần trùng tu, kiến trúc miếu mang đậm nét văn hoá Việt - Hoa và là điểm tham quan nổi tiếng trong thành phố.

Sảnh miếu cũng có hai con rồng lớn được đắp sứ, theo thế “lưỡng long hí thuỷ”. Trước năm 1975, đây là điểm hành hương nổi tiếng của người dân Sài Gòn nhưng sau đó gần như bị bỏ hoang. Đến năm 1989, một người Hoa tên Lục Câu bỏ tiền sửa sang, khôi phục. Ngày nay, sau nhiều lần trùng tu, kiến trúc miếu mang đậm nét văn hoá Việt – Hoa và là điểm tham quan nổi tiếng trong thành phố.

  Phù Châu miếu linh thiêng nên hàng ngày thu hút đông đảo người dân, du khách tới viếng.

Miếu Phù Châu linh thiêng nên hàng ngày thu hút đông đảo người dân, du khách tới viếng.

  Khi bước vào bên trong, du khách sẽ thấy nhiều phù điêu hình rồng khác. Ước tính, trong khuôn viên, có hơn 100 con rồng lớn, nhỏ và được ốp bằng các loại mảnh sứ nhiều màu sắc bắt mắt.

Khi bước vào bên trong, du khách sẽ thấy nhiều phù điêu hình rồng khác. Ước tính, trong khuôn viên, có hơn 100 con rồng lớn, nhỏ và được ốp bằng các loại mảnh sứ nhiều màu sắc bắt mắt.

  Gian thờ chính có nhiều họa tiết sặc sỡ và sử dụng loại nhang khoanh đặc trưng của người Hoa.

Gian thờ chính có nhiều họa tiết sặc sỡ và sử dụng loại nhang khoanh đặc trưng của người Hoa.

  Phần lớn người đến viếng miếu thường cầu tình duyên, con cái và sự bình an.

Phần lớn người đến viếng miếu thường cầu tình duyên, con cái và sự bình an.

  Họa tiết chim phụng trên trần của gian thờ chính.

Họa tiết chim phụng trên trần của gian thờ chính.

Sau khi viếng, khách thường ngồi trên những chiếc ghế đá được đặt quanh miếu để ngắm cảnh, hóng gió mát từ hai bên bờ sông thổi vào.

Sau khi viếng, khách thường ngồi trên những chiếc ghế đá được đặt quanh miếu để ngắm cảnh, hóng gió mát từ hai bên bờ sông thổi vào.

Phù Châu miếu nằm trên đường máy bay hạ cánh tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, nên du khách có thể nhìn thấy đủ loại máy bay của các nước bay qua. Từ trên máy bay, khách cũng dễ dàng nhìn thấy ngôi miếu này.

Phù Châu miếu nằm trên đường máy bay hạ cánh tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, nên du khách có thể nhìn thấy đủ loại máy bay của các nước bay qua. Từ trên máy bay, khách cũng dễ dàng nhìn thấy ngôi miếu này.

Từ miếu nhìn ngược ra cổng, du khách có cảm giác như hàng trăm con rồng lấy nước từ công sông Vàm Thuật và đang trên đường về trời.

Từ miếu nhìn ngược ra cổng, du khách có cảm giác như hàng trăm con rồng lấy nước từ công sông Vàm Thuật và đang trên đường về trời.

Theo Công Tâm/Vnexpress

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan