19-01-2024 15:37

Lý do chuyến bay có thể bị xóc

Lý do chuyến bay có thể bị xóc

Nhiễu loạn không khí có rơi máy bay không hay trên trời mà vẫn bị xóc như đi vào ổ gà là những câu hỏi nhiều hành khách thắc mắc.

Lý do máy bay có thể bị xóc

Hành khách đi máy bay đều có trải nghiệm với sự nhiễu loạn không khí. Điều này khiến máy bay bị xóc, rung, lắc hoặc thậm chí là rơi tự do trong một thời gian ngắn. Dù sự cố khách quan này thường xuyên xảy ra trên các chuyến bay, không phải chuyến bay nào bạn cũng gặp phải.

Vậy nhiễu loạn là gì? Nó có thực sự nguy hiểm? Tại sao chuyến bay này lại xóc hơn những chuyến khác, dù cùng chặng? Dưới đây là giải đáp từ Sun về hiện tượng này.

Điều gì gây ra nhiễu loạn trong các chuyến bay?

Sự nhiễu loạn, về bản chất, là một sự thay đổi trong không khí có thể làm rung chuyển một chiếc máy bay trên trời. Một chuyến bay có thể gặp nhiễu loạn nhiều lần, hoặc không lần nào. Có nhiều loại nhiễu loạn có thể xảy ra trong suốt chuyến bay, từ “nhiễu loạn trời trong” (CAT) cho đến “nhiễu động không khí” (Wake Turbulence).

Nhiễu loạn trời trong là sự chuyển động hỗn loạn của không khí trong điều kiện trời quang mây tạnh. Hiện tượng này thường xảy ra khi máy bay đi từ khu vực có các luồng gió thổi nhanh đến khu vực thổi chậm hoặc ngược lại. Đây cũng là loại nhiễu loạn phổ biến nhất.

Thông thường phi công sẽ cố gắng tránh các khu vực này (nếu họ đang bay vào một ngọn gió ngược) hoặc sử dụng chúng (nếu đang bay vào một cơn gió xuôi) để giảm việc sử dụng nhiên liệu.

Nhiễu động không khí phát sinh từ những cơn gió xoáy. Những máy bay khổng lồ như A380 thường gây ra các luồng nhiễu động khổng lồ khi bay trên cao, và những máy bay bay thấp hơn nó sẽ bị ảnh hưởng. Một ví dụ điển hình cho sự nhiễu động này là vào ngày 22/3/2017, máy bay Bombardier Challenger 604 đã rơi tự do hơn 3.000 m và suýt gặp nạn khi bay vào luồng khí nhiễu động của một máy bay Airbus A380 phía trên, khiến nó mất điều khiển hoàn toàn.

Ảnh minh họa sự cố với chiếc Bombardier Challenger. Đồ họa: Times.

Ảnh minh họa sự cố với chiếc Bombardier Challenger. Đồ họa: Times.

Vậy sự nhiễu loạn này có nguy hiểm?

Trả lời trên trang Ask the pilot, phi công đồng thời là tác giả cuốn sách Cockpit Confidential Patrick Smith cho biết sự nhiễu loạn tương đối phổ biến và thường vô hại. Nó đem lại cho hành khách một trải nghiệm khó chịu, nhưng không làm rơi máy bay. Đôi khi đi vào vùng nhiễu động, bạn thấy máy bay đang rơi tự do hoặc chao đảo. Tuy nhiên trên thực tế, máy bay của bạn vẫn hoàn toàn an toàn.

Thông thường, máy bay sẽ bị rung, lắc như kiểu ôtô đi vào khu vực ổ gà trên đường bộ. Trường hợp xấu hơn, nhiều hành khách hoặc tiếp viên bị văng lên trần do không thắt dây an toàn và bị thương. Đó cũng là lý do các tiếp viên luôn yêu cầu hành khách thắt dây an toàn, ngồi tại ghế khi đi qua vùng nhiễu động cũng như trong suốt chuyến bay, trừ lúc sử dụng nhà vệ sinh.

Làm thế nào để phi công đối phó với nhiễu loạn?

CAT không thể nhìn thấy bằng mắt thường, cũng không thể phát hiện được trên radar. Vì vậy phi công thường sẽ dựa vào báo cáo từ các máy bay khác. Trong phần lớn thời gian, máy bay có thể chịu được bất kỳ sự nhiễu loạn nào. Dù vậy, phi công vẫn sẽ luôn bật tín hiệu yêu cầu thắt dây an toàn với hành khách.

Mục tiêu hàng đầu của các phi công là sự thoải mái của hành khách. Vì vậy, họ sẽ thường bay chậm lại hoặc tìm cách tránh bất kỳ đường ống gió nào: cố gắng bay cao hơn (nếu máy bay cho phép), hoặc thấp hơn (nhưng điều này cũng khiến máy bay đốt cháy nhiều nhiên liệu hơn và có thể khiến máy bay lâm vào tình trạng tồi tệ khác). Phi công có thể chọn bay thẳng vào vùng nhiễu động, nhưng với tốc độ chậm hơn thông thường. Phần lớn cơ trưởng sẽ cố gắng tránh khu vực nhiễu loạn ví dụ như gần một cơn dông.

Ngồi ở vị trí nào trên máy bay để ít bị ảnh hưởng nhất?

Patrick cho rằng vị trí ngồi êm nhất là cánh máy bay. Phần xóc nhất thường là vị trí hàng cuối, gần đuôi máy bay.

Theo Anh Minh/ Vnexpress

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan