18-01-2024 16:31

Lễ hội ma của các nước trên thế giới đa sắc màu ra sao?

Lễ hội ma của các nước trên thế giới đa sắc màu ra sao?

Đối với nhiều quốc gia, cái chết mang một ý nghĩa rất thiêng liêng và thế giới của người chết vẫn hoàn toàn sống động không thua gì người sống…

Bên cạnh một số lễ hội ma đúng chất rùng rợn như Halloween, Día de los Muertos, The Legend of Dracula thì vẫn có những lễ hội tôn vinh người chết đầy ý nghĩa và rực rỡ màu sắc như lễ hội Obon ở Nhật Bản hay Chuseok ở Hàn Quốc.

1. Día de los Muertos – Mexico

Día de los Muertos (có nghĩa là “Day of the dead”) là một lễ hội truyền thống của người Mexico nhằm tôn vinh cái chết. (Nguồn: BuzzFeed)

Día de los Muertos (có nghĩa là “Day of the dead”) là một lễ hội truyền thống của người Mexico nhằm tôn vinh cái chết. (Nguồn: BuzzFeed)

Día de los Muertos (có nghĩa là “Day of the dead”) là một lễ hội truyền thống của người Mexico nhằm tôn vinh cái chết, thường diễn ra vào khoảng từ ngày 1 – 2/11 hàng năm. Vào 2 ngày này, người ta sẽ xây bàn thờ (được gọi là ofrendas) từ những chiếc đầu lâu và trang trí bằng bất cứ vật dụng yêu thích nào của họ.

2. The Legend of Dracula – Romania

Vùng Transylvania ở Romania vốn là quê hương của nhân vật hư cấu nổi tiếng Dracula nên không thể thiếu một nghi thức nào đó để tôn vinh nhân vật này. (Nguồn: BuzzFeed)

Vùng Transylvania ở Romania vốn là quê hương của nhân vật hư cấu nổi tiếng Dracula nên không thể thiếu một nghi thức nào đó để tôn vinh nhân vật này. (Nguồn: BuzzFeed)

Lễ hội ma ở Romania có một nghi thức đặc biệt và khá ghê rợn là hút máu – tất nhiên không phải là máu thật rồi. Vùng Transylvania ở Romania vốn là quê hương của nhân vật hư cấu nổi tiếng Dracula nên không thể thiếu một nghi thức nào đó để tôn vinh nhân vật này.

3. Süßes oder Saures – Đức

Trong tiếng Đức, “Süßes oder Saures” có nghĩa là “cho kẹo hay bị ghẹo”. (Nguồn: BuzzFeed)

Trong tiếng Đức, “Süßes oder Saures” có nghĩa là “cho kẹo hay bị ghẹo”. (Nguồn: BuzzFeed)

Trong tiếng Đức, “Süßes oder Saures” có nghĩa là “cho kẹo hay bị ghẹo”. Thực tế không hề có lễ hội ma truyền thống ở Đức nhưng người dân nước này đã mang Halloween của Mĩ về và biến nó thành một bữa tiệc cực kì sôi động.

4. Lễ Xá tội vong nhân – Trung Quốc

Cũng giống như lễ hội Bon Odori của Nhật Bản, lễ Xá tội vong nhân bắt đầu từ ngày 15 tháng 7 âm lịch. (Nguồn: BuzzFeed)

Cũng giống như lễ hội Bon Odori của Nhật Bản, lễ Xá tội vong nhân bắt đầu từ ngày 15 tháng 7 âm lịch. (Nguồn: BuzzFeed)

Lễ Xá tội vong nhân là một lễ hội Phật giáo và Đạo giáo được tổ chức không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều quốc gia châu Á khác. Đây là ngày các linh hồn được phép lên thăm trần gian. Cũng giống như lễ hội Bon Odori của Nhật Bản, lễ Xá tội vong nhân bắt đầu từ ngày 15 tháng 7 âm lịch. Những hoạt động trong ngày lễ bao gồm cúng thức ăn, đốt nhang và vàng mã xuống cho người đã khuất.

5. Samhain – Ireland và Scotland

Samhain thực chất là một lễ hội đánh dấu vụ mùa kết thúc và bắt đầu bước vào mùa đông giá lạnh. (Nguồn: BuzzFeed)

Samhain thực chất là một lễ hội đánh dấu vụ mùa kết thúc và bắt đầu bước vào mùa đông giá lạnh. (Nguồn: BuzzFeed)

Samhain thực chất là một lễ hội đánh dấu vụ mùa kết thúc và bắt đầu bước vào mùa đông giá lạnh. Thường được tổ chức từ thời điểm hoàng hôn của ngày 31/10 đến hoàng hôn ngày 1/11, lễ hội còn là khoảng thời gian được cho là lí tưởng để người Neopagan luyện phép thuật.

6. Guy Fawkes Night – Anh

Ngày 5/11/1605, lễ hội Guy Fawkes Night chính thức ra đời tại Anh, được tổ chức thường niên cho đến ngày nay với nghi thức rước kiệu và đốt pháo. (Nguồn: BuzzFeed)

Ngày 5/11/1605, lễ hội Guy Fawkes Night chính thức ra đời tại Anh, được tổ chức thường niên cho đến ngày nay với nghi thức rước kiệu và đốt pháo. (Nguồn: BuzzFeed)

Cứ vào mùa lễ hội Halloween là hầu hết các nước châu Âu đều ngập tràn hình ảnh của trang phục hóa trang và kẹo thì ở Anh lại có thêm một đêm nữa dành cho những chiếc mặt nạ. Ngày 5/11/1605, lễ hội Guy Fawkes Night chính thức ra đời và được tổ chức thường niên cho đến ngày nay với nghi thức rước kiệu, đốt pháo.

7. Halloween của người Úc

Những bãi biển tuyệt đẹp của Úc luôn là lựa chọn hàng đầu cho một đêm Halloween thật vui. (Nguồn: BuzzFeed)

Những bãi biển tuyệt đẹp của Úc luôn là lựa chọn hàng đầu cho một đêm Halloween thật vui. (Nguồn: BuzzFeed)

Bạn có tin rằng nhiệt độ vào tháng 10 của nước Úc là 30 độ C không? Vì vậy không cần phải nói nhiều, những bãi biển tuyệt đẹp của Úc luôn là lựa chọn hàng đầu cho một đêm Halloween thật vui.

8. Obon – Nhật Bản

Obon là một lễ hội mùa hè và thường được tổ chức vào ngày 15 của tháng 7 âm lịch. (Nguồn: BuzzFeed)

Obon là một lễ hội mùa hè và thường được tổ chức vào ngày 15 của tháng 7 âm lịch. (Nguồn: BuzzFeed)

Ở Nhật Bản, vào lễ hội Obon, người dân sẽ mặc bộ yukata truyền thống và váy happi để thực hiện các nghi thức lễ hội nhằm tưởng nhớ tổ tiên. Đây là một lễ hội mùa hè và thường được tổ chức vào ngày 15 của tháng 7 âm lịch.

9. Seleenwoche – Áo

Ở Áo, lễ hội Seleenwoche được cho là tuần lễ của những linh hồn. (Nguồn: BuzzFeed)

Ở Áo, lễ hội Seleenwoche được cho là tuần lễ của những linh hồn. (Nguồn: BuzzFeed)

Ở Áo, lễ hội Seleenwoche được cho là tuần lễ của những linh hồn. Diễn ra từ khoảng 30/10 đến 8/11, người dân Áo sẽ thực hiện cúng với những vật phẩm như bánh mì, nến, nước vào buổi tối trước khi đi ngủ.

10. Dušičky – Cộng hòa Séc

Dušičky thực chất là dịp để các gia đình ở Cộng hòa Séc tưởng nhớ người thân đã khuất. (Nguồn: BuzzFeed)

Dušičky thực chất là dịp để các gia đình ở Cộng hòa Séc tưởng nhớ người thân đã khuất. (Nguồn: BuzzFeed)

Lễ hội Dušičky ở Cộng hòa Séc diễn ra vào ngày 2/11 hàng năm, tuy nhiên đây không hoàn toàn mang tính chất lễ hội với những trò vui như Halloween. Dušičky thực chất là dịp để các gia đình ở đất nước này tưởng nhớ người thân đã khuất.

11. Chuseok – Hàn Quốc

Lễ hội 3 ngày ở Hàn Quốc này thường được tổ chức vào mùa thu. (Nguồn: BuzzFeed)

Lễ hội 3 ngày ở Hàn Quốc này thường được tổ chức vào mùa thu. (Nguồn: BuzzFeed)

Lễ hội 3 ngày ở Hàn Quốc này thường được tổ chức vào mùa thu. Trong khoảng thời gian này, người dân xứ kim chi sẽ trở về quê cha đất tổ, thăm mộ và tỏ rõ lòng tôn kính với tổ tiên.

12. Gai Jatra – Nepal

Gai Jatra, còn được gọi là lễ hội bò, cũng là dịp lễ để tưởng nhớ những người thân đã khuất. (Nguồn: BuzzFeed)

Gai Jatra, còn được gọi là lễ hội bò, cũng là dịp lễ để tưởng nhớ những người thân đã khuất. (Nguồn: BuzzFeed)

Gai Jatra, còn được gọi là lễ hội bò, cũng là dịp lễ để tưởng nhớ những người thân đã khuất. Bằng cuộc diễu hành tưng bừng trên khắp đường phố cùng những con bò, người Nepal tin rằng những con bò – loài vật linh thiêng trong tín ngưỡng của người Nepal – sẽ đưa linh hồn của người thân họ đến chốn thiên đường.

13. Pchum Ben – Campuchia

Pchum Ben là một lễ hội tôn giáo kéo dài 15 ngày để người dân Campuchia tưởng nhớ tổ tiên trong vòng 7 đời của họ. (Nguồn: Internet)

Pchum Ben là một lễ hội tôn giáo kéo dài 15 ngày để người dân Campuchia tưởng nhớ tổ tiên trong vòng 7 đời của họ. (Nguồn: Internet)

Pchum Ben là một lễ hội tôn giáo kéo dài 15 ngày để người dân Campuchia tưởng nhớ tổ tiên trong vòng 7 đời của họ. Một nghi thức không thể thiếu của lễ hội này đó là các nhà sư tụng kinh liên tục không ngủ để mở cổng địa ngục, giải thoát cho các linh hồn, đồng thời nhận thức ăn và vật phẩm do người thân cúng. Điểm nhấn của lễ hội này còn là hội thi đua trâu truyền thống nữa.

14. Halloween – Mĩ

Và cuối cùng không thể quên lễ hội tưng bừng nhất và nổi tiếng nhất – Halloween của đất nước Mĩ. (Nguồn: BuzzFeed)

Và cuối cùng không thể quên lễ hội tưng bừng nhất và nổi tiếng nhất – Halloween của đất nước Mĩ. (Nguồn: BuzzFeed)

Và cuối cùng không thể quên lễ hội tưng bừng nhất và nổi tiếng nhất – Halloween của đất nước Mĩ. Vào ngày 31/10 hàng năm, toàn nước Mĩ trở nên sôi nổi và vui vẻ cùng đêm hội Halloween. Những đứa trẻ sẽ hóa trang và háo hức tham gia trò chơi truyền thống “Cho Kẹo hay Bị Ghẹo”, những bộ phim kinh dị, ngôi nhà hoang, lồng đèn bí ngô… chắc chắn là những thành phần không thể thiếu cho một lễ hội Halloween đúng nghĩa.

Theo Yan.vn 

Đánh giá