Vừa kết thúc chuyến đi tới quốc gia thứ 198 – quốc đảo Cape Verde, Gunnar Gafors chia sẻ những kinh nghiệm đã giúp anh có hành trình vòng quanh thế giới đầy thú vị
1. Tải về bản đồ điểm đến
Trước khi bắt đầu hành trình, bạn nên tải bản đồ điểm đến về điện thoại. Như vậy, sẽ tiết kiệm được một khoản lớn chi phí chuyển tiếp dịch vụ di động, đặc biệt là khi tới một lục địa khác. Chức năng định vị GPS trong điện thoại không mất phí, tuy nhiên nếu tải về bản đồ bạn vẫn phải trả phí cho việc lưu thông thông tin.
Sau khi tới nơi, bạn có thể tìm chỗ phát sóng Wi-fi. Tuy nhiên đừng phụ thuộc vào việc tìm các cột sóng miễn phí ở gần sân bay, trạm xe lửa hay điểm dừng xe buýt. Bởi kể cả khi có tìm được chúng, bạn cũng mất thời gian làm công việc mà có thể chuẩn bị trước ở nhà thay vì ngay lập tức khám phá điểm đến mới lạ theo bản đồ đã có sẵn.
2. Tìm hiểu trước phương tiện đi lại
Việc đầu tiên cần tìm hiểu là làm sao để di chuyển từ nơi bạn ở đến các địa điểm muốn đi. Bạn có thể dùng taxi nhưng phải hỏi trước giá cả là bao nhiêu. Ở rất nhiều nước, tài xế sẽ hét giá nếu biết bạn là khách du lịch “ngu ngơ”. Hãy cố gắng sử dụng các phương tiện công cộng nhiều nhất có thể, vì giá cả của chúng công khai và không thể bị thay đổi.
3. Ghi chú về tỷ giá hối đoái
Cần ghi lại tỷ giá đồng tiền bạn có với loại tiền đang được sử dụng ở nơi bạn đến. Việc này sẽ giúp bạn mặc cả tốt hơn.
4. Mang theo tiền mặt
Tiền mặt luôn là thứ không thể thiếu khi đi du lịch. Đặc biệt là khi đến Na Uy, Zambia, Panama và Tuvalu, những nơi không chấp nhận bất kỳ loại thẻ tín dụng nào. USD vẫn là đồng tiền “thân thiện”, sử dụng được ở nhiều nước. Với các nước từng là thuộc địa của Anh, đồng Euro cũng thường được dùng.
5. Chia nhỏ tiền mặt
Bạn nên chia nhỏ số tiền mặt mang theo và để ở nhiều nơi. Việc này đề phòng những trường hợp không may như bị lừa đảo, trộm cướp. Nếu để tất cả số tiền mình có ở một chỗ, bạn sẽ mất toàn bộ. Vì thế, cất nhiều tiền ở một nơi an toàn nhất và không quên chia nhỏ một vài lượng tiền nhỏ để ở các chỗ khác.
6. Không phô trương đồ đắt tiền
Đây là quy tắc quá quen thuộc và phổ biến mà tất cả các khách du lịch cần nhớ. Tuy nhiên, tầm quan trọng của nó luôn khiến mọi người phải nhắc lại nhiều lần.
7. In vé, lịch trình và các số điện thoại cần thiết
Một số quốc gia sẽ không cho phép bạn đi qua cổng hải quan nếu chưa nhìn thấy thông tin vé khứ hồi và các sân bay có thể đòi được xem lịch trình điểm đến của bạn trước khi cho nhập cảnh. Vì thế, bạn cần in ra địa chỉ khách sạn hay điểm đến cuối cùng trong hành trình để tiện việc khai báo.
8. Nhớ mang đúng loại sạc
Nếu không sạc được thiết bị điện tử của mình, bạn sẽ gặp phiền phức lớn và cảm thấy khó chịu. Tìm một cục chuyển sạc thích hợp để vừa ổ cắm là điều nên lưu ý. Đừng nghĩ rằng có thể tìm được ổ cắm thích hợp ở khắp mọi nơi. Các quốc gia như Anh, Mỹ, Thụy Sĩ, Isarel, Trung Quốc, Nam Phi và hầu hết các nước châu Đại Dương đều có các loại hệ thống ổ cắm khác nhau.
9. Sao lưu mọi thứ
Không bao giờ mang theo những tài liệu quan trọng (như bản thảo tiểu thuyết đang viết dở, bệnh án,..) bên mình mà không có bản sao ở nhà hoặc ít nhất bạn cũng nên lưu bản mềm của chúng trên những công cụ online như Dropbox hay Google Drive. Như vậy, bạn có thể xem mọi tài liệu, giấy tờ cần thiết ở bất cứ nơi đâu.
10. Đừng quá tin vào sách hướng dẫn du lịch
Những cuốn hướng dẫn du lịch tái bản lại qua nhiều năm và thường không cập nhật những thông tin mới về điểm đến, ví dụ như giá cả, chất lượng dịch vụ… Rất nhiều nơi dịch vụ đã tệ hơn, giá cả tăng cao mà vẫn được xếp hàng đầu trong danh mục những địa điểm tốt gợi ý cho du khách và khi đến đấy bạn luôn phải chen chúc cùng những người đi.
11. Dám bốc đồng
Không ngại ngần thử những thứ mới, làm quen với bạn bè trên đường đi, thử các món ăn lạ hay tham gia hoạt động mà bạn chưa từng có ý định hay biết đến trước đó. Luôn theo một lịch trình định sẵn có thể không mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn khi đi du lịch. Đây cũng là lý do những “phượt thủ” thường không đi cùng hướng dẫn viên. Kể cả khi đến Triều Tiên, được yêu cầu phải có hai hướng dẫn viên đi cùng du khách khắp mọi nơi thì nhiều du khách vẫn tìm cách để có những khoảng không gian riêng.
12. Thử các món ăn địa phương
Bạn không đến châu Á để thưởng thức ẩm thực phương Tây. Những món làm từ côn trùng thực sự cũng rất ngon miệng. Hoặc kể cả khi không hợp khẩu vị thì bạn cũng có thể mang về những câu chuyện thú vị để kể sau chuyến đi.
13. Quyết định ai là “ông chủ”
Nếu đi cùng với bạn đồng hành luôn bất đồng quan điểm với mình, hãy để mỗi người thay phiên nhau được làm “ông chủ” một ngày trong suốt hành trình. Người được làm “ông chủ” sẽ có quyền chọn nhà hàng, các hoạt động vui chơi, các tuyến đường. sẽ đi …
14. Khiêm tốn
Không cần biết bạn giàu có đến đâu, hãy luôn tỏ ra khiêm tốn. Mọi người sẽ đối xử tốt với bạn khi bạn hòa nhã chứ không phải “cao cằm” kiêu ngạo.
15. Du lịch chỉ với hành lý xách tay
Vali cồng kềnh sẽ khiến bạn vướng víu. Nếu chỉ mang theo những túi xách tay gọn nhẹ, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Việc này còn tiện cho bạn khi tham gia các phương tiện công cộng như xe buýt.
16. Đến những nơi không nổi tiếng
Thay vì xếp hàng tham quan ở những địa điểm nổi tiếng, bạn có thể tự khám phá các địa chỉ ít được biết tới hơn.
17. Săn vé giá rẻ trên mạng
Có rất nhiều cách để sở hữu những chiếc vé với giá ưu đãi: luôn đăng ký nhận thư từ các hãng hàng không, sử dụng công cụ tìm kiếm hiệu quả, đi tới các địa điểm nổi tiếng trái mùa du lịch…