19-01-2024 15:28

Khung cảnh sông Hoàng Hà khi bước vào mùa băng giá

Khung cảnh sông Hoàng Hà khi bước vào mùa băng giá

Sông Hoàng Hà (Trung Quốc) nổi tiếng với dòng chảy mạnh mẽ và hung hãn bước vào thời kỳ băng giá mùa đông. Gần 660 km sông đóng băng tạo nên khung cảnh trắng xóa ngoạn mục.

Khung cảnh sông Hoàng Hà khi bước vào mùa băng giá

Nhiệt độ giảm mạnh biến Hoàng Hà thành dòng sông băng hùng vĩ bậc nhất Trung Quốc. Gần 660 km sông đóng băng tính đến ngày 3/1. Trụ sở kiểm soát lũ của Hoàng Hà thông báo dòng sông bước vào giai đoạn đóng băng 2019-2020 từ ngày 6/12/2019.

Nhiệt độ giảm mạnh biến Hoàng Hà thành dòng sông băng hùng vĩ bậc nhất Trung Quốc. Gần 660 km sông đóng băng tính đến ngày 3/1. Trụ sở kiểm soát lũ của Hoàng Hà thông báo dòng sông bước vào giai đoạn đóng băng 2019-2020 từ ngày 6/12/2019.

Phần đông lạnh của sông Hoàng Hà trong khu tự trị Nội Mông (phía bắc Trung Quốc) đạt 559,9 km, theo chính quyền địa phương ngày 3/1. Các cục khí tượng thủy văn khu vực, cũng như chính quyền địa phương dọc sông bắt đầu thực hiện những biện pháp phòng ngừa lũ lụt và vỡ đập.

Phần đông lạnh của sông Hoàng Hà trong khu tự trị Nội Mông (phía bắc Trung Quốc) đạt 559,9 km, theo chính quyền địa phương ngày 3/1. Các cục khí tượng thủy văn khu vực, cũng như chính quyền địa phương dọc sông bắt đầu thực hiện những biện pháp phòng ngừa lũ lụt và vỡ đập.

Đoạn sông Hoàng Hà chảy qua huyện Hà Khúc (phía bắc tỉnh Sơn Tây) cũng bước vào thời kỳ đóng băng. Nơi đây có số lượng lớn khúc quanh và sự thay đổi thời tiết nhanh chóng. Băng trôi bắt đầu xuất hiện trên đoạn sông Hà Khúc ngày 5/12 và đóng băng từ 11/12. Kể từ ngày 8/1, 20 km đã đóng băng và băng dày khoảng 30 cm.

Đoạn sông Hoàng Hà chảy qua huyện Hà Khúc (phía bắc tỉnh Sơn Tây) cũng bước vào thời kỳ đóng băng. Nơi đây có số lượng lớn khúc quanh và sự thay đổi thời tiết nhanh chóng. Băng trôi bắt đầu xuất hiện trên đoạn sông Hà Khúc ngày 5/12 và đóng băng từ 11/12. Kể từ ngày 8/1, 20 km đã đóng băng và băng dày khoảng 30 cm.

Ùn tắc băng có thể dẫn đến lũ lụt cục bộ. Băng tan sẽ giải phóng lượng lớn nước và có thể gây sự cố bất ngờ, làm thiệt hại cho các công trình gần đó, vùng trồng trọt và môi trường sống hoang dã ở hạ lưu.

Ùn tắc băng có thể dẫn đến lũ lụt cục bộ. Băng tan sẽ giải phóng lượng lớn nước và có thể gây sự cố bất ngờ, làm thiệt hại cho các công trình gần đó, vùng trồng trọt và môi trường sống hoang dã ở hạ lưu.

Tháng 3/2014, quân đội Trung Quốc đã triển khai thả bom trên vùng xa xôi đóng băng của sông Hoàng Hà để giải phóng dòng chảy. Các nhà chức trách lo lắng khi thời tiết ấm hơn, băng sẽ tan chảy và có khả năng dẫn đến lũ lụt, do đó quyết định tiến hành biện pháp chủ động này.

Tháng 3/2014, quân đội Trung Quốc đã triển khai thả bom trên vùng xa xôi đóng băng của sông Hoàng Hà để giải phóng dòng chảy. Các nhà chức trách lo lắng khi thời tiết ấm hơn, băng sẽ tan chảy và có khả năng dẫn đến lũ lụt, do đó quyết định tiến hành biện pháp chủ động này.

Với chiều dài 5.464 km, Hoàng Hà là con sông dài thứ hai châu Á và thứ 6 thế giới. Dòng sông bắt nguồn từ tỉnh Thanh Hải và chảy qua 9 tỉnh, khu tự trị ở phía tây, trung, bắc và đông Trung Quốc. Lưu vực sông Hoàng Hà là cái nôi của nền văn minh cổ đại, khu vực thịnh vượng nhất trong lịch sử Trung Quốc thời kỳ đầu.

Với chiều dài 5.464 km, Hoàng Hà là con sông dài thứ hai châu Á và thứ 6 thế giới. Dòng sông bắt nguồn từ tỉnh Thanh Hải và chảy qua 9 tỉnh, khu tự trị ở phía tây, trung, bắc và đông Trung Quốc. Lưu vực sông Hoàng Hà là cái nôi của nền văn minh cổ đại, khu vực thịnh vượng nhất trong lịch sử Trung Quốc thời kỳ đầu.

Đánh giá