27-01-2024 15:44

Khám phá nét đặc sắc trong phong tục ngày Tết miền Tây

Khám phá nét đặc sắc trong phong tục ngày Tết miền Tây

Phong tục ngày Tết miền Tây độc đáo bởi sự giao thoa tập quán của các dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer, đồng thời thể hiện nét đẹp đặc sắc trong văn hóa Tết cổ truyền Việt Nam.

Khám phá nét đặc sắc trong phong tục ngày Tết miền Tây

Dọn dẹp nhà cửa

Tết đến xuân về, việc làm đầu tiên trong phong tục ngày Tết của nhiều người dân Việt Nam, đó chính là dọn dẹp nhà cửa. Theo quan niềm ngày xưa, việc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ tươm tất là để xua bỏ những điều đã cũ, thiếu may mắn trong năm cũ để đón những may mắn, tươi sáng trong năm mới. Việc tổng dọn vệ sinh từng ngóc ngách này thường được diễn ra trước Tết tầm 10 ngày để có đủ thời gian chuẩn bị cho nhiều việc khác đón Tết.

Ảnh minh họa: afamily.vn.

Ảnh minh họa: afamily.vn.

Lặt lá mai

Lặt lá mai là một phong tục ngày Tết không thể thiếu của người dân miền Nam nói chung và miền Tây Nam Bộ nói riêng. Mọi người thường sẽ lặt lá mai vào tầm khoảng ngày 15 tháng Chạp là vừa đủ để mai có thể nở rộ vào những ngày đầu năm mới. Bên cạnh lặt lá mai, nhiều gia đình cũng sẽ chăm chút lại vườn nhà, mua hoa về trưng để tạo thêm không khí vui tươi đón Tết.

Ảnh: nld

Ảnh: Sở Hạ/Báo Người Lao Động.

Đưa ông Táo về trời

Đây là ngày tiễn đưa ông Táo về trời, báo cáo những điều gia chủ đã làm được trong một năm vừa qua và nhờ ông Táo xin cho gia chủ thêm nhiều điều may mắn cho năm mới. Từ sáng sớm, các chị các mẹ sẽ ra chợ mua những nguyên liệu tươi ngon nhất về làm mâm cơm tiễn ông Táo về trời. Trong đó nhất định phải có chè trôi nước, với ý nghĩa cầu mong mọi việc sẽ trôi chảy, thuận lợi.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đi thăm mộ người thân

Khoảng thời gian từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp, con cháu trong gia đình sẽ đi thăm, quét dọn mồ mả ông bà tổ tiên. Đây là phong tục quen thuộc của người dân miền Tây vào độ Tết đến để thể hiện lòng thành kính, hiếu đạo với ông bà, tổ tiên, những người đã mất. Họ thường mang theo trái cây, nhang để viếng và mời ông bà về nhà mình ăn Tết.

Ảnh: Báo Lao Động.

Ảnh: Báo Lao Động.

Bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả đóng vai trò quan trọng trong dịp Tết. Ở mỗi nơi đều sẽ có cách chọn lựa những loại trái cây khác nhau nhưng chung quy vẫn phải có năm loại trái tượng trưng cho năm màu sắc của ngũ hành với mong muốn một năm mới thuận lợi, bình an, may mắn. Bên cạnh đó còn có một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng tượng trưng cho sự may mắn, thành công.

Ảnh minh họa: vnexpress.

Ảnh minh họa: vnexpress.

Ở miền Tây thường sẽ lựa chọn các loại trái cây trưng cho mâm ngũ quả như: cầu – dừa – đủ – xoài. Và nơi đây cũng sẽ kiêng kị sử dụng những loại trái có ý nghĩa không tốt như chuối (chúi xuống), lê (lê lết), sầu riêng (buồn bã), cam quýt (quýt làm cam chịu).

Những món ăn trong ngày Tết

Tết đến, trong nhà ai ai cũng sẽ có một nồi thịt kho rệu, những đòn bánh tét nóng hổi và nhiều món ăn thơm ngon. Bà con miền Tây thường nấu bánh tét vào tối ngày 29 Tết, cả gia đình tụ họp vừa gói, vừa nấu, vừa canh nồi bánh tét suốt cả đêm rất vui. Bên cạnh bánh tét, thịt kho hột vịt cũng là món đặc trưng của ngày Tết miền Tây, vừa để cúng ông bà, vừa để gia đình ăn và vừa để đãi khách. Chọn món thịt kho hột vịt một phần có thể để lâu, không hư hỏng trong những ngày Tết, đồng thời với thông điệp, ý nghĩa vuông tròn vẹn toàn, mang lại nhiều may mắn, sung túc cho gia chủ trong năm mới.

Ảnh: afamily.vn.

Ảnh: afamily.vn.

Ngot ngao tet mien Tay 2Đón Giao thừa

Giao thừa là một khoảnh khắc thiêng liêng, là thời điểm để gia đình quây quần bên nhau, cùng ôn lại những câu chuyện đã qua và cùng đón chào một năm mới may mắn, thành công và bình an.

Ảnh minh họa: Fb Lang thang An Giang.

Ảnh minh họa: Fb Lang thang An Giang.

Lì xì chúc Tết

Lì xì chúc Tết là một trong những phong tục đã có từ lâu của dân tộc ta. “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”, vào những ngày Tết, con cháu sẽ quây quần chúc thọ ông bà, mừng tuổi mẹ cha, mong sang năm mới luôn dồi dào sức khỏe, bình an. Ông bà sẽ cho các cháu nhỏ những bao lì xì đỏ rực với ý nghĩa năm mới con cháu sẽ nhận được thật nhiều may mắn, học hành tấn tới, làm việc thành công.

lì-xì-tết-ivivu

Ảnh minh họa.

Đi chùa đầu năm

Những ngày đầu năm mới, người miền Tây thường sẽ đi lễ chùa đầu năm nhằm tỏ lòng thành kính với Đức Phật, các vị tổ tiên. Cầu mong cho một năm mới nhiều may mắn, được phù hộ đạt được nhiều thành công, sức khỏe, bình an. Ngoài ra, đi lễ chùa đầu năm còn giúp mọi người gột rửa những điều cũ, để bản thân trở nên thanh tịnh hơn. Đây là một trong những phong tục ngày Tết đã trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc ta.

Ảnh: Công Tuấn/Báo Người Lao Động.

Ảnh: Công Tuấn/Báo Người Lao Động.

Theo iVIVU.com

Đánh giá