19-01-2024 16:41

Hội họa trên lát bánh mì

Hội họa trên lát bánh mì

Nghệ sĩ Manami Sasaki lấy cảm hứng từ những nét văn hóa đặc trưng Nhật Bản như khu vườn đá, nhân vật hoạt hình… và vẽ chúng lên bánh mì.

Hội họa trên lát bánh mì

  Manami Sasaki là nghệ sĩ Nhật Bản chuyên vẽ tranh minh họa màu nước đang làm việc cho một công ty thiết kế. Trong thời gian cách ly xã hội, cô đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật trên chính những lát bánh mì nướng khi làm việc tại nhà.  Mỗi buổi sáng, cô xem lát bánh mì của mình như tờ giấy để vẽ nên những bức tranh độc đáo. Những bức tranh bánh mì mang các chủ đề khác nhau, từ các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của nhà thiết kế tài năng người Nhật Ikko Tanaka đến vườn đá Nhật Bản. Ảnh: Manami Sasaki.

Manami Sasaki là nghệ sĩ Nhật Bản chuyên vẽ tranh minh họa màu nước đang làm việc cho một công ty thiết kế. Trong thời gian cách ly xã hội, cô đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật trên chính những lát bánh mì nướng khi làm việc tại nhà. Mỗi buổi sáng, cô xem lát bánh mì của mình như tờ giấy để vẽ nên những bức tranh độc đáo. Những bức tranh bánh mì mang các chủ đề khác nhau, từ các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của nhà thiết kế tài năng người Nhật Ikko Tanaka đến vườn đá Nhật Bản. Ảnh: Manami Sasaki.

Các nguyên liệu cô sử dụng có thể dễ dàng tìm thấy trong bất kỳ nhà bếp Nhật Bản nào như rong biển, cà chua, các loại hạt... Trong hình là bức tranh chân dung họa sĩ Sharaku nổi tiếng của xứ phù tang, được tái hiện lại đầy màu sắc với sự kết hợp của các nguyên liệu gồm quế, bơ thực vật, kem chua, sô cô la, kiwi, anh đào, mứt việt quất. Ảnh: Manami Sasaki.

Các nguyên liệu cô sử dụng có thể dễ dàng tìm thấy trong bất kỳ nhà bếp Nhật Bản nào như rong biển, cà chua, các loại hạt… Trong hình là bức tranh chân dung họa sĩ Sharaku nổi tiếng của xứ phù tang, được tái hiện lại đầy màu sắc với sự kết hợp của các nguyên liệu gồm quế, bơ thực vật, kem chua, sô cô la, kiwi, anh đào, mứt việt quất. Ảnh: Manami Sasaki.

Tác phẩm được lấy cảm hứng từ chân dung Sei Shagon - nữ nhà văn, nhà thơ nổi tiếng sống vào khoảng năm 1000 trong thời kỳ Heian của lịch sử Nhật Bản. Lát bánh mì cầu kỳ này được làm từ kem chua, cá mòi, mực, cá hồi, bắp cải tím, tôm, rong biển, phô mai. Ảnh: Manami Sasaki.

Tác phẩm được lấy cảm hứng từ chân dung Sei Shagon – nữ nhà văn, nhà thơ nổi tiếng sống vào khoảng năm 1000 trong thời kỳ Heian của lịch sử Nhật Bản. Lát bánh mì cầu kỳ này được làm từ kem chua, cá mòi, mực, cá hồi, bắp cải tím, tôm, rong biển, phô mai. Ảnh: Manami Sasaki.

Được làm từ cá mòi, rong biển, trứng cá tuyết muối, kem chua và cà chua bi, lát bánh mì này là hình ảnh lá bài hoa hay còn gọi là hanafuda - loại bài lá truyền thống của người dân xứ mặt trời mọc. Bộ bài có mười hai bộ thẻ, mỗi bộ được đặt tên theo một tháng và loài hoa liên quan. Ảnh: Manami Sasaki.

Được làm từ cá mòi, rong biển, trứng cá tuyết muối, kem chua và cà chua bi, lát bánh mì này là hình ảnh lá bài hoa hay còn gọi là hanafuda – loại bài lá truyền thống của người dân xứ mặt trời mọc. Bộ bài có mười hai bộ thẻ, mỗi bộ được đặt tên theo một tháng và loài hoa liên quan. Ảnh: Manami Sasaki.

  Lát bánh mì này được lấy cảm hứng từ những nghệ sĩ múa điệu Nihon Buyo truyền thống. Thời gian tạo ra một tác phẩm nghệ thuật phụ thuộc vào chủ đề và trung bình mất khoảng 3 giờ đồng hồ. Tác phẩm kì công nhất mất 6 giờ. Khi có nhiều công việc phải làm, nghệ sĩ này thường chọn một chủ đề đơn giản. Ảnh: Manami Sasaki.

Lát bánh mì này được lấy cảm hứng từ những nghệ sĩ múa điệu Nihon Buyo truyền thống. Thời gian tạo ra một tác phẩm nghệ thuật phụ thuộc vào chủ đề và trung bình mất khoảng 3 giờ đồng hồ. Tác phẩm kì công nhất mất 6 giờ. Khi có nhiều công việc phải làm, nghệ sĩ này thường chọn một chủ đề đơn giản. Ảnh: Manami Sasaki.

Tác phẩm mô phỏng Kintsugi, nghệ thuật sửa chữa đồ gốm vỡ của Nhật Bản bằng cách trám các phần bị vỡ với chất liệu sơn mài, có phủ lên hoặc trộn thêm với bột vàng, bạc hoặc bạch kim. Trên chiếc bánh mì, nghệ sĩ sử dụng kem chua, vàng lá có thể ăn được và sốt cà chua. Ảnh: Manami Sasaki.

Tác phẩm mô phỏng Kintsugi, nghệ thuật sửa chữa đồ gốm vỡ của Nhật Bản bằng cách trám các phần bị vỡ với chất liệu sơn mài, có phủ lên hoặc trộn thêm với bột vàng, bạc hoặc bạch kim. Trên chiếc bánh mì, nghệ sĩ sử dụng kem chua, vàng lá có thể ăn được và sốt cà chua. Ảnh: Manami Sasaki.

  Lát bánh mì lấy cảm hứng từ vườn đá - một nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản, làm từ kem chua, các loại hạt và matcha.   “Tôi chọn chủ đề vào đêm hôm trước, nghĩ về những nguyên liệu mà tôi thích ăn vào sáng hôm sau. Sau đó, tôi đến cửa hàng tạp hóa, mua thêm các nguyên liệu mới và về nhà để sáng tạo. Khoảng 60% phần chuẩn bị cho món ăn được hoàn thành vào đêm hôm trước. Tôi thức dậy vào buổi sáng, hoàn thành tác phẩm sau đó chụp ảnh và ăn”, nghệ sĩ cho biết. Ảnh: Manami Sasaki.

Lát bánh mì lấy cảm hứng từ vườn đá – một nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản, làm từ kem chua, các loại hạt và matcha. “Tôi chọn chủ đề vào đêm hôm trước, nghĩ về những nguyên liệu mà tôi thích ăn vào sáng hôm sau. Sau đó, tôi đến cửa hàng tạp hóa, mua thêm các nguyên liệu mới và về nhà để sáng tạo. Khoảng 60% phần chuẩn bị cho món ăn được hoàn thành vào đêm hôm trước. Tôi thức dậy vào buổi sáng, hoàn thành tác phẩm sau đó chụp ảnh và ăn”, nghệ sĩ cho biết. Ảnh: Manami Sasaki.

Bức vẽ lại nhân vật trong bộ truyện tranh Gegege No Kitarō (Kitaro và xứ sở yêu ma). "Khoảnh khắc tôi thích nhất là khi bánh mì được nướng, sự sáng tạo và thức ăn của tôi hòa làm một. Mùi bánh mì rất thơm khiến tôi chỉ muốn ăn thật nhanh", Sasaki chia sẻ. Ảnh: Manami Sasaki.

Bức vẽ lại nhân vật trong bộ truyện tranh Gegege No Kitarō (Kitaro và xứ sở yêu ma). “Khoảnh khắc tôi thích nhất là khi bánh mì được nướng, sự sáng tạo và thức ăn của tôi hòa làm một. Mùi bánh mì rất thơm khiến tôi chỉ muốn ăn thật nhanh”, Sasaki chia sẻ. Ảnh: Manami Sasaki.

Đánh giá