19-01-2024 14:56

Hoa dã quỳ nở rộ trên núi Ba Vì

Hoa dã quỳ nở rộ trên núi Ba Vì

 Trong tiết trời se lạnh cuối thu, hàng nghìn bông dã quỳ khoe sắc vàng rực rỡ khắp các triền núi trong vườn quốc gia.

Hoa dã quỳ nở rộ trên núi Ba Vì

Đầu tháng 11, hoa dã quỳ vào mùa nở rộ tại vườn quốc gia Ba Vì. Từ cổng vào lên tới rừng thông coste 400, du khách sẽ bắt gặp những bụi hoa đang khoe sắc được trồng thành từng bụi lớn hai bên đường.

Đầu tháng 11, hoa dã quỳ vào mùa nở rộ tại vườn quốc gia Ba Vì. Từ cổng vào lên tới rừng thông coste 400, du khách sẽ bắt gặp những bụi hoa đang khoe sắc được trồng thành từng bụi lớn hai bên đường.

Một góc đồi hoa dã quỳ ở khu vực coste 400, nằm cách rừng thông khoảng 200 m. Đồi dã quỳ tại đây có diện tích hơn 10 ha, là điểm tham quan chính của khu du lịch. Du khách có thể đi theo những đường mòn đi bộ có tổng chiều dài khoảng 3 km để nhìn ngắm toàn bộ khu rừng trong mùa hoa.

Một góc đồi hoa dã quỳ ở khu vực coste 400, nằm cách rừng thông khoảng 200 m. Đồi dã quỳ tại đây có diện tích hơn 10 ha, là điểm tham quan chính của khu du lịch. Du khách có thể đi theo những đường mòn đi bộ có tổng chiều dài khoảng 3 km để nhìn ngắm toàn bộ khu rừng trong mùa hoa.

Từ những năm 30 của thế kỷ trước, người Pháp đã mang loài hoa này tới trồng tại Ba Vì. Trong nhiều năm, dã quỳ vẫn được coi là hoa dại và bị chặt bỏ mỗi khi phát quang các khu rừng. Khoảng 5 năm nay, vườn quốc gia đã thực hiện trồng thêm dã quỳ khi nhận thấy khách du lịch yêu thích loài hoa này, bên cạnh việc tô điểm thêm sắc màu cho ngọn núi trong mùa thu.

Từ những năm 30 của thế kỷ trước, người Pháp đã mang loài hoa này tới trồng tại Ba Vì. Trong nhiều năm, dã quỳ vẫn được coi là hoa dại và bị chặt bỏ mỗi khi phát quang các khu rừng. Khoảng 5 năm nay, vườn quốc gia đã thực hiện trồng thêm dã quỳ khi nhận thấy khách du lịch yêu thích loài hoa này, bên cạnh việc tô điểm thêm sắc màu cho ngọn núi trong mùa thu.

Dã quỳ nở rộ dưới những tán thông tại khu vực coste 600.

Dã quỳ nở rộ dưới những tán thông tại khu vực coste 600.

Mùa hoa trên lối vào phế tích Nhà Đại Tá, nơi từng là một trong những dinh thự xa hoa nhất của người Pháp ở khu nghỉ dưỡng Ba Vì thời trước. Công trình có kiến trúc bờ tường dày, sàn nhà cao tới 4 m với tầm nhìn thẳng xuống sông Đà và một phần thị xã Sơn Tây.  Nhà Đại Tá hiện chỉ còn sàn nhà cùng một số góc tường đổ nát, nằm trong khuôn viên resort Meliá. Du khách muốn tham quan tại đây cần liên hệ trước với khu nghỉ dưỡng hoặc đặt phòng tại đây.

Mùa hoa trên lối vào phế tích Nhà Đại Tá, nơi từng là một trong những dinh thự xa hoa nhất của người Pháp ở khu nghỉ dưỡng Ba Vì thời trước. Công trình có kiến trúc bờ tường dày, sàn nhà cao tới 4 m với tầm nhìn thẳng xuống sông Đà và một phần thị xã Sơn Tây. Nhà Đại Tá hiện chỉ còn sàn nhà cùng một số góc tường đổ nát, nằm trong khuôn viên resort Meliá. Du khách muốn tham quan tại đây cần liên hệ trước với khu nghỉ dưỡng hoặc đặt phòng tại đây.

Nữ du khách chụp selfie giữa rừng hoa. Trước đây, hoa dã quỳ chỉ phổ biến ở Gia Lai, Đà Lạt. Du khách ở miền Bắc muốn ngắm dã quỳ gặp phải nhiều trở ngại bởi mùa hoa ngắn, quãng đường di chuyển xa. Đây cũng là lý do khiến Ba Vì đông khách trong mùa hoa hàng năm. Dịp cao điểm như ngày cuối tuần, lượng người đổ về lên tới hàng nghìn lượt.

Nữ du khách chụp selfie giữa rừng hoa. Trước đây, hoa dã quỳ chỉ phổ biến ở Gia Lai, Đà Lạt. Du khách ở miền Bắc muốn ngắm dã quỳ gặp phải nhiều trở ngại bởi mùa hoa ngắn, quãng đường di chuyển xa. Đây cũng là lý do khiến Ba Vì đông khách trong mùa hoa hàng năm. Dịp cao điểm như ngày cuối tuần, lượng người đổ về lên tới hàng nghìn lượt.

Anh Kiều Văn Tuyến (Ba Vì), một người làm vườn đang vặt bỏ lá bị héo trong những khóm dã quỳ. Theo anh Tuyến, công việc này kéo dài hàng tuần và chia làm nhiều lượt trong suốt mùa hoa. “Vặt lá giúp cây luôn giữ được vẻ xanh tốt, khách tham quan có những bức ảnh đẹp”, anh nói. Mùa hoa chỉ dài một tháng, nhưng nhóm 11 người của anh Tuyến đã trồng và chăm sóc cây được gần một năm, tính từ tháng Giêng.

Anh Kiều Văn Tuyến (Ba Vì), một người làm vườn đang vặt bỏ lá bị héo trong những khóm dã quỳ. Theo anh Tuyến, công việc này kéo dài hàng tuần và chia làm nhiều lượt trong suốt mùa hoa. “Vặt lá giúp cây luôn giữ được vẻ xanh tốt, khách tham quan có những bức ảnh đẹp”, anh nói. Mùa hoa chỉ dài một tháng, nhưng nhóm 11 người của anh Tuyến đã trồng và chăm sóc cây được gần một năm, tính từ tháng Giêng.

Dã quỳ còn được biết đến với nhiều tên gọi như cúc quỳ, hướng dương dại, hướng dương Mexico. Loài cây thuộc họ cúc này phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mùa hoa dã quỳ kéo dài khoảng một tháng và đẹp nhất trong 2 tuần, khi hoa nở rộ. Để đến vườn quốc gia Ba Vì, du khách có thể đi theo Đại lộ Thăng Long hoặc Quốc lộ 32 rồi theo tuyến đường tỉnh lộ 414 (Sơn Tây - Đá Chông), là gặp cổng chào huyện Ba Vì. Từ đây đi thêm khoảng 800 m du khách sẽ thấy biển tên của vườn quốc gia, chỉ cần rẽ trái và đi thêm một km là đến cổng vườn. Giá vé vào cổng là 60.000 đồng mỗi người, 30.000 đồng đối với học sinh, sinh viên và các đối tượng thuộc diện ưu tiên.

Dã quỳ còn được biết đến với nhiều tên gọi như cúc quỳ, hướng dương dại, hướng dương Mexico. Loài cây thuộc họ cúc này phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mùa hoa dã quỳ kéo dài khoảng một tháng và đẹp nhất trong 2 tuần, khi hoa nở rộ. Để đến vườn quốc gia Ba Vì, du khách có thể đi theo Đại lộ Thăng Long hoặc Quốc lộ 32 rồi theo tuyến đường tỉnh lộ 414 (Sơn Tây – Đá Chông), là gặp cổng chào huyện Ba Vì. Từ đây đi thêm khoảng 800 m du khách sẽ thấy biển tên của vườn quốc gia, chỉ cần rẽ trái và đi thêm một km là đến cổng vườn. Giá vé vào cổng là 60.000 đồng mỗi người, 30.000 đồng đối với học sinh, sinh viên và các đối tượng thuộc diện ưu tiên.

Đánh giá