Giới thiệu
- Địa chỉ: 97 Phó Đức Chính, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh
- Giờ mở cửa: 08:00 - 17:00
- Giá: 3.000 ₫ - 10.000 ₫
- Giờ mở cửa: 08:00 - 17:00
- Giá: 3.000 ₫ - 10.000 ₫
Vị trí
Đánh giá
-
-
Lần đầu mình được có dịp đến viện bảo tàng này.Mặc dù là cư dân thành phố nhưng chỉ có cơ hội đến đây trong một dịp tham gia cuộc thi do câu lạc bộ trường tổ chức.Mình thấy chỗ này mở ra đa số dành cho các bạn sinh viên có chuyên ngành học mĩ thuật cần nghiên cứu,tìm hiểu.Ngoài ra những người nước.ngoài cũng cảm thấy hứng thú với bảo tàng.Bên trong còn có lớp mĩ thuật dạy vẽ cho các em .Trong các bức tranh,mình ấn tượng nhất với bức vẽ Vườn xuân trung Nam.Bắc vẽ.bằng sơn mài rất lớn và đẹp ,thuộc bảo vật quốc gia.Đây cũng chính là một phần nhiệm vụ của nhóm mình.Một điểm tuyệt nữa là nhân viên ở đây rất thân thiện và có hiểu biết.
-
Một ngày đẹp trời, suy nghĩ nên tham quan gì đây, quýêt định chọn bảo tàng Mỹ thuật làm điểm đến kế tiếp. Vé vào cổng là 5k thì phải, khi vào phải gửi gỉo. Đây là bảo tàng làm mình mỏi chân nhất, đi hòai không thấy hết. Đầu tiên là tầng 1 trưng bày các tác phẩm hội họa của các họa sĩ qua các thời kỳ, nhiều thể lọai sơn mài, sơn dầu, bột, điêu khắc, lụa,...phong phú. Có tác phẩm thuộc thể lọai trừu tượng dòm mãi mới hiểu chút xíu hoặc chả hiểu gì sất. Tầng 2 là nơi của những tác phẩm trước 75, chủ yếu thời kháng chiến, có tác phẩm được vẽ vội trên giấy tập bằng bút bi mà vẫn rất đẹp. Rồi tầng trên cùng là các tác phẩm qua các thời kì đồ đồng đồ đá đến gốm sứ, gỗ rất phong phú. Ngòai tòa nhà chính còn có tòa phụ trưng bày mấy bức tranh bán của họa sĩ Việt Nam (bức mắc nhất mấy nghìn đô). Mình lại được dịp mở mang tầm mắt với những bức tranh từ đường nét, màu sắc, đến bố cục quá tuyệt vời. 1 ngày đẹp ở Bảo tàng Mỹ Thuật của 1 kẻ ngọai đạo, không chuyên về Mỹ Thuật. P.s: không khí tham quan nóng muốn chết vì dù có quạt nhưng không hề được bật T.T
-
Đến đây hôm 6 tháng 3, 9 giờ sáng bảo tàng mới mở cửa cho khách vào tham quan. mua vé ở cổng, 5k 1 vé thôi, cũng không kiểm soát chặt nên có thể dễ dàng đi lậu vào mà k cần mua vé. ngày cuối tuần nhưng nơi này khá ít khách tham quan. tranh thì không có gì đặc sắc nhiều. rộng. chụp hình thoải mái, không nên chạm vào tranh, sẽ có bảo vệ nhắc nhở do có camera giám sát. khá bụi. đi cho biết. không chắc là sẽ quay lại
-
Vé vào cổng là 5k/ người. MÌnh gửi xe ở ngoài 5k nữa. HÌnh như phía trong có chỗ để xe mà không biết có thu phí hem. Chị bán vé dễ thương quá đỗi. Các tòa nhà có kiến trúc đẹp, lai lai giữa á đông và châu âu. Chỗ này chụp hình ngoại cảnh chắc cũng là một gợi ý hay. khu tham quan chia làm 3 gian nhà chính. Mà mình chỉ đi có 2 gian thôi ( do mình đi trễ, gần giờ đóng cửa ). 1 gian là mỹ thuật cổ cận đại - trưng bày mấy đồ cỗ ngày xưa, nhỏ nhỏ xinh xinh. 1 gian trưng bày hội họa - có những bức ảnh đẹp xuất sắc, và cũng có những bức ảnh khó lòng mà hiểu được nếu bạn hem có kiến thức về mỹ thuật, nhưng yên tâm nhé, dưới mỗi bức ảnh có tên thế nên mình cũng đoán được đại khái người ta muốn truyền đạt cái gì. còn gian kia như đã nói mình hem có đi. Nói chung ai yêu nghệ thuật thì vô đây được mở mang kha khá.
-
Nay có dịp con bạn rủ đi xem buổi triển lãm tranh của nhóm Gió Lào. Đúng nghĩa chuyển trời mưa mà đi xem nghệ thuật, lại đúng giây phút buổi triển lãm đang trong giai đoạn dọn cất, vội vàng có, mà cũng cô độc có... Bảo tàng vắng. Nghệ thuật cũng vắng kẻ xem chừng... Bất giác thấy buồn. Những bức tranh Sold out giá cũng tầm 600$ - 2000$ Vẫn thấy nghệ thuật nước nhà đạt đến mức này mà giá sao mềm mại quá. Đúng nghĩa ngồi thẫn thờ trước bức tranh Ám ảnh, mê luyến nó, cũng cảm thấy chạm vào được sâu trong nó... Rồi đi một vòng quanh bảo tàng ngang dọc cơn mưa Người thưởng thức tranh từ cận đại tới hiện đại đều vắng bóng... Có những bức màu sắc trọn vẹn như lấp lánh giữa ánh đèn, nổi bật với căn phòng cổ kính mà buồn tẻ... Tòa nhà to và rộng, cũng cô độc lạ thường. Lẻ tẻ vài bóng khách vãng lai nước ngoài với giá vé 5k để tha hồ làm tổ và đi đến nhuyễn chân cùng đồng hành qua từng thời kì... Bèo đến nhói lòng... Thi thoảng tự hỏi, bảo tàng đã sống bằng gì?