19-01-2024 14:28

Đua bò và cấy mạ ở chùa Rô

Đua bò và cấy mạ ở chùa Rô

Ngày hội náo nhiệt, đậm dấu ấn văn hóa Khmer với 24 đôi bò tranh tài tại những thửa ruộng phía sau chùa Rô.

Đua bò và cấy mạ ở chùa Rô

Từ sáng sớm 21/9, đông đảo đồng bào Khmer đã có mặt quanh những thửa ruộng phía sau chùa Rô (xã An Cư, huyện Tịnh Biên) để xem hội đua bò, cấy mạ. Đây là sân chơi truyền thống dịp Tết Sene Dolta (Lễ cúng ông bà) vào khoảng 29/8 - 1/9 âm lịch của người Khmer vùng Bảy Núi.  Năm nay, sư cả chùa Rô Ta Nhu Chas Cach mời 24 đội đua từ các xã thuộc huyện Tịnh Biên và Tri Tôn về tham dự. Các đôi "bò chiến" được đeo số thứ tự, đứng theo hàng chuẩn bị ra thi đấu.

Từ sáng sớm 21/9, đông đảo đồng bào Khmer đã có mặt quanh những thửa ruộng phía sau chùa Rô (xã An Cư, huyện Tịnh Biên) để xem hội đua bò, cấy mạ. Đây là sân chơi truyền thống dịp Tết Sene Dolta (Lễ cúng ông bà) vào khoảng 29/8 – 1/9 âm lịch của người Khmer vùng Bảy Núi. Năm nay, sư cả chùa Rô Ta Nhu Chas Cach mời 24 đội đua từ các xã thuộc huyện Tịnh Biên và Tri Tôn về tham dự. Các đôi “bò chiến” được đeo số thứ tự, đứng theo hàng chuẩn bị ra thi đấu.

Những chiếc khăn rằn được BTC chuẩn bị sẵn, cột lên sừng bò trước khi chúng xuất trận. Các đôi bò thi đấu thuộc giống bò Bảy Núi, vóc dáng khỏe. Chất lượng các đội bò năm nay không quá chênh lệch nhau, vì thế đã có những màn so tài gay cấn và hấp dẫn.

Những chiếc khăn rằn được BTC chuẩn bị sẵn, cột lên sừng bò trước khi chúng xuất trận. Các đôi bò thi đấu thuộc giống bò Bảy Núi, vóc dáng khỏe. Chất lượng các đội bò năm nay không quá chênh lệch nhau, vì thế đã có những màn so tài gay cấn và hấp dẫn.

Thanh niên người Khmer - một "tài xế" khỏe khoắn, thấm đẫm mồ hôi khi tham gia điều khiển các chú bò.

Thanh niên người Khmer – một “tài xế” khỏe khoắn, thấm đẫm mồ hôi khi tham gia điều khiển các chú bò.

Hai đôi bò băng băng về đích. Phía ngoài ruộng vang lên tiếng vỗ tay, hò reo của hàng trăm khán giả trong âm nhạc dân tộc, tiếng hét của những người điều khiển trên đường đua để thúc bò bứt phá về đích.  Kết quả chung cuộc, đôi bò của ông Đặng Văn Em (xã An Cư) đạt giải nhất; đôi bò của ông Lê Thanh Phong (xã An Phú, Tịnh Biên) đạt giải nhì và giải ba thuộc về đôi bò của ông Nguyễn Phước Sang (xã An Phú).

Hai đôi bò băng băng về đích. Phía ngoài ruộng vang lên tiếng vỗ tay, hò reo của hàng trăm khán giả trong âm nhạc dân tộc, tiếng hét của những người điều khiển trên đường đua để thúc bò bứt phá về đích. Kết quả chung cuộc, đôi bò của ông Đặng Văn Em (xã An Cư) đạt giải nhất; đôi bò của ông Lê Thanh Phong (xã An Phú, Tịnh Biên) đạt giải nhì và giải ba thuộc về đôi bò của ông Nguyễn Phước Sang (xã An Phú).

Trong quan niệm của người Khmer, đôi bò thắng giải mang đến cho xã nhiều niềm vui và may mắn để có một vụ mùa bội thu. Sau khi thắng cuộc, người Khmer không bán mà gìn giữ cặp bò chiến thắng như một tài sản quý của gia đình.

Trong quan niệm của người Khmer, đôi bò thắng giải mang đến cho xã nhiều niềm vui và may mắn để có một vụ mùa bội thu. Sau khi thắng cuộc, người Khmer không bán mà gìn giữ cặp bò chiến thắng như một tài sản quý của gia đình.

Cậu bé Khmer theo cha mẹ đi xem hội đua bò.

Cậu bé Khmer theo cha mẹ đi xem hội đua bò.

Ngày hội còn là dịp để các nhiếp ảnh gia từ khắp nơi về bắt những khoảnh khắc kịch tính trên đường đua. Lễ hội diễn ra thành công nhờ sự chuẩn bị tích cực cách đây hơn một tháng của các tổ chức của chính quyền xã An Cư, các sư thầy trong chùa Rô cùng và nhiếp ảnh gia Huỳnh Phúc Hậu (An Giang). Ngoài ra là sự đóng góp vật chất, tinh thần của các nhà hảo tâm để góp phần giữ gìn văn hóa địa phương.

Ngày hội còn là dịp để các nhiếp ảnh gia từ khắp nơi về bắt những khoảnh khắc kịch tính trên đường đua. Lễ hội diễn ra thành công nhờ sự chuẩn bị tích cực cách đây hơn một tháng của các tổ chức của chính quyền xã An Cư, các sư thầy trong chùa Rô cùng và nhiếp ảnh gia Huỳnh Phúc Hậu (An Giang). Ngoài ra là sự đóng góp vật chất, tinh thần của các nhà hảo tâm để góp phần giữ gìn văn hóa địa phương.

Bên ngoài cánh đồng, tiếng nô đùa của trẻ em tạo nên không khí rộn ràng một vùng quê.

Bên ngoài cánh đồng, tiếng nô đùa của trẻ em tạo nên không khí rộn ràng một vùng quê.

Hội đua bò diễn ra từ sáng đến trưa, các nhà sư cùng bà con cấy mạ vào chiều cùng ngày trên những thửa ruộng phía sau chùa Rô.

Hội đua bò diễn ra từ sáng đến trưa, các nhà sư cùng bà con cấy mạ vào chiều cùng ngày trên những thửa ruộng phía sau chùa Rô.

Một nhóm thanh niên, trẻ em cùng tham gia cày để chuẩn bị cấy mạ.

Một nhóm thanh niên, trẻ em cùng tham gia cày để chuẩn bị cấy mạ.

Các sư trong chùa cấy mạ trên cánh đồng sau chùa Rô.

Các sư trong chùa cấy mạ trên cánh đồng sau chùa Rô.

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan