Tờ Telegraph vừa đăng tải một bộ ảnh về Sơn Đoòng – hang động lớn nhất thế giới nằm tại tỉnh Quảng Bình với khung cảnh lung linh huyền ảo đầy ma mị.
Được công nhận là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới, Sơn Đoòng ẩn chứa nhiều bí mật mà các nhà khoa học chưa thể giải mã. Đây cũng là một điểm đến mà du khách phương Tây sẵn sàng trả giá tour 3.000 USD (khoảng 63,6 triệu đồng) nhưng phải xếp hàng đợi sau năm 2016 vì đã kín chỗ từ nay đến thời điểm đó.
Hành trình tới Sơn Đoòng không dành cho những người không khỏe mạnh. Để tới cửa hang phải mất tới một ngày rưỡi băng qua rừng rậm không bóng người.
Một nhà thám hiểm đứng trước cửa hang.
Một phần nóc hang bị sập từ cách đây vài thế kỷ. Nhờ đó, nước mưa và ánh sáng mặt trời có thể lọt vào đây, tạo điều kiện thuận lợi cho cây cối phát triển trong lòng hang.
Nhiếp ảnh gia người Australia John Spies (59 tuổi) đã dành một tuần để khám phá và ghi lại những cảnh tượng kỳ vĩ bên trong Sơn Đoòng.
Sơn Đoòng cao hơn 200 m, rộng 150 m và dài khoảng 5 km là hang động tự nhiên lớn nhất nhất thế giới.
Bên trong hang động này không chỉ có các khối thạch nhũ mà còn có cả sông, rừng và khí hậu riêng.
“Bạn sẽ cảm thấy thật sự nhỏ bé khi bước dưới mái vòm cao hơn 200 m của hang Sơn Đoòng”, John Spies một trong những người thám hiểm chia sẻ.
Lối vào hang khá nhỏ và đầy sương mù do không khí lạnh bên trong gặp khí nóng bên ngoài.
Để thấy được hết vẻ đẹp, những nhà thám hiểm phải thả người xuống một vỉa đá dốc 80m bằng dây thừng cùng các thiết bị chuyên dụng.
Sự khác biệt lớn về nhiệt độ đã tạo nên màn sương mờ ảo bên trong hang, mang đến vẻ đẹp ma mị cho Sơn Đoòng.
Sau khi được hình thành khoảng 2 – 5 triệu năm trước, phần trần nơi đá mềm trong hang Sơn Đoòng sụp xuống tạo thành vòm hang khổng lồ như ngày nay.
Bất kì ai cũng phải ngẩn ngơ trước vẻ đẹp thiên nhiên tạo nên từ muôn vàn nhũ đá bên trong hang Sơn Đoòng.
Khu rừng nhiệt đới với hệ thực vật phong phú gây ngạc nhiên cho bất cứ ai đặt chân vào bên trong hang.
Cảm giác nhỏ nhoi trước thiên nhiên hùng vĩ là tâm lý chung của ai thám hiểm nơi đây.
Nghỉ ngơi gần cửa động.
Sự tương phản của hai loại ánh sáng: tự nhiên và nhân tạo.
Cảnh tượng và màu sắc nhiều khu vực trong hang tưởng như chỉ có trong phim.
Đường vào sâu bên trong cũng không phải dễ đi.
Dựng lều bên nghỉ ngơi.
Ngạo nghễ.
Theo Huy Bân (Nguồn Telegraph)