19-01-2024 17:12

Du lịch Tiền Giang ghé thăm 2 điểm đến độc đáo không thể bỏ qua

Du lịch Tiền Giang ghé thăm 2 điểm đến độc đáo không thể bỏ qua

Trại rắn Đồng Tâm và và ngôi đình cổ Tân Đông là 2 điểm đến độc đáo bạn nhấn định phải ghé thăm khi có dịp du lịch Tiền Giang.

Du lịch Tiền Giang ghé thăm 2 điểm đến độc đáo không thể bỏ qua

  Trại rắn Đồng Tâm

Cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 9km, trại rắn Đồng Tâm được mệnh danh là vương quốc các loài rắn của Việt Nam, với hơn 400 loài rắn các loại.

trai-ran-dong-tam-ivivu-3

Ảnh: Vĩnh Phúc

Trại rắn Đồng Tâm là trang trại rắn lớn nhất ở Việt Nam. Trang trại được xây dựng vào năm 1979. Rắn ở đây được nuôi để lấy nọc phục vụ nhu cầu điều trị trong nước và xuất khẩu với hơn 50 loài rắn độc khác nhau.

Du lịch Tiền Giang tới đây, bạn có thể tận mắt chiêm ngưỡng từ những loài rắn hiền lành không độc, đến các loài rắn cực độc. Rắn tại đây được nuôi thả tự do, gồm 3 khu vực phù hợp với tính chất mỗi loài: khu vực nuôi theo kiểu đảo hồ nước, khu vực nuôi rắn độc và khu vực nuôi trăn.

trai-ran-dong-tam-ivivu-4

Trại rắn Đồng Tâm mở cửa cho khách đến tham quan từ 7h đến 17h hàng ngày. Giá vé là 30.000 đồng/người lớn, 20.000 đồng/trẻ em 6 – 12 tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí vé vào. Trại rắn Đồng Tâm được xây dựng với mục đích nuôi rắn lấy nọc để sản xuất các loại huyết thanh đồng thời chữa trị rắn cắn cho người dân các vùng lân cận.

Khách du lịch Tiền Giang tới tham quan có thể xem rắn độc và nghe chuyên gia hướng dẫn cách phòng tránh. Ngoài ra, trang trại còn có một bệnh xá nhỏ chuyên điều trị cho bệnh nhân bị rắn độc cắn, giúp cứu sống hàng nghìn người mỗi năm.

Đình Tân Đông

Đến du lịch Tiền Giang, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên trước ngôi đình hơn 110 tuổi được “ôm trọn” bởi cây bồ đề linh thiêng ở Tân Đông.

Ảnh:@oial.adventures

Ảnh:@oial.adventures

Đình Tân Đông nằm giữa cánh đồng cỏ mọc um tùm gồm gian chánh điện, gian phụ và sân đình. Phía trước đình có khắc niên đại năm 1907, không ai biết chính xác năm ấy ngôi đình được xây dựng hay năm trùng tu. Theo nhiều bậc cao niên nhận định rằng ngôi đình có từ thời vua Minh Mạng, nhưng kiến trúc hoa văn và họa tiết khắc nổi trên đình lại mang đặc trưng của kiến trúc đình thời Nguyễn.

Ảnh:chaseaftersunsets

Ảnh:chaseaftersunsets

Lúc bấy giờ đình làm nơi tổ chức các lễ hội Kỳ yên, Thượng điền, Hạ điền và lễ cầu Ông, đến thời Pháp trở thành nơi hội họp của các chiến sĩ cách mạng, thời Mỹ lại biến thành nơi giam giữ, tra khảo, trấn áp các gia đình có con em tham gia cách mạng. Sau giải phóng số người ghé qua đình ít dần, đình trở nên hoang tàn không ai hương khói, dọn dẹp.

Trải qua thăng trầm của thời gian, đến nay chỉ mỗi bàn thờ chánh điện vẫn giữ nguyên vẹn đầy đủ họa tiết trang trí.
Tuy nhiên, cách đây khoảng 30 năm ngôi đình lại xuất hiện 3 cây bồ đề mọc vươn cao lên trên đỉnh của ngôi đình, rễ cây vươn ra bám vào tường, một số rễ chạy dài theo các rãnh khe nứt của đình trở thành cột, kèo chạy dọc, chạy ngang để giữ ngôi đình vững chắc.

Ảnh:@ai.tho.92

Ảnh:@ai.tho.92

Với người dân nơi đây, bồ đề được xem như hai cây thần vừa canh gác vừa làm nhiệm vụ nâng đỡ đình vượt qua thời tiết khắc nghiệt và mưa bão. Đến nay, người dân trong khu vực đặt niềm tin vào ngôi đình rất linh thiêng, họ sớm tối nhang khói, quét dọn và thờ phụng Đình Tân Phong như một niềm tự hào về một di tích lịch sử đặc biệt tại đây.

Một lưu ý nhỏ dành cho các bạn là tuy đình không lớn và khang trang như những ngôi đình khác, nhưng nếu có dịp ghé qua đây các bạn nhớ đi nhẹ, nói khẽ, tránh đùa giỡn, leo trèo hay làm tổn hại đến giá trị của ngôi đình cổ nhé.

Theo iVIVU.com

Đánh giá