Sài Gòn xưa và nay tuy đã có rất nhiều thay đổi, thế nhưng vẫn luôn giữ lại trong lòng nó một vẻ đẹp hiện đại mà thanh nhã, thân thiện.
Sài Gòn – Gia Định xưa và Thành phố Hồ Chí Minh nay là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam.
Thành phố Sài Gòn khi xưa là nơi đặt văn phòng của nhiều cơ quan công vụ như: Dinh thống đốc, nha giám đốc nội vụ, tòa án, tòa thượng thẩm, tòa sơ thẩm, tòa án thương mại, tòa giám mục… khi mà Lục tỉnh Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp và Sài Gòn nằm trong tỉnh Gia Định.
Cùng với sự đi lên của cả nước trong thời đại mới, Sài Gòn không chỉ luôn đóng vai trò là đầu tàu trong việc phát triển mà còn là nơi giao lưu và hòa trộn nhiều vùng văn hóa khác nhau. Sự mở cửa và hội nhập, sẵn sàng đón tiếp nhiều nét văn hóa và tiếp nhận nhiều cái mới đã thúc đẩy Sài Gòn thay đổi liên tục cùng vòng xoay chung của thế giới. Sự thay đổi ấy không chỉ về con người mà còn cả về cơ sở hạ tầng và kiến trúc của thành phố
Hãy cùng du lịch Sài Gòn và dõi xem những thay đổi ngoạn mục của “Hòn ngọc Viễn Đông” sau nhiều thập kỷ đã trôi qua:
Cảng hàng không – Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Hình ảnh phi cảng Tân Sơn Nhất ngày ấy…
Và một cảng hàng không phần hiện đại ngày nay
Đường Hoàng Văn Thụ
Đường Võ Táng xưa (1969), phía xa bên trái là cổng vào bộ tham mưu quân đội VNCH
Và bây giờ chính là con đường Hoàng Văn Thụ đông đúc, và phía xa là Bộ Tư Lệnh Quân khu 7
Lăng Cha Cả
Lăng Cha Cả ngày ấy …
Bây giờ là một bùng binh rất lớn và có cả cầu vượt
Đường Cộng Hòa (Tân Bình)
Đường Cộng Hòa (1969) phía bên tay trái nhìn từ Tân Kỳ Tân Quý, Trường Chinh về Lăng Cha Cả.
Và bây giờ là một tuyến đường huyết mạch và luôn đông đúc của thành phố
Bệnh viện Thống Nhất
Bệnh viện Thống Nhất trước năm 1975 mang tên gọi là Bệnh viện Vì dân…
Sau đó được đổi tên thành Bệnh viện Thống Nhất
Ngã tư Phú Nhuận
Ngã tư Phú Nhuận ngày ấy cũng không kém phần sầm uất
Cũng như hình ảnh của ngày hôm nay, đường xá được mở rộng và thông thoáng hơn
Ngã tư Hàng Xanh
Ngã tư hàng xanh vắng vẻ của nhiều thập niên về trước
Và ngã tư Hàng xanh nhộn nhịp nơi của ngõ thành phố bây giờ khi được Nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại bằng cầu vượt bằng thép
Đường Điện Biên Phủ
Dấu ấn dễ nhận thấy và không thay đổi theo thời gian trên con đường lớn của thành phố, ngày xưa mang tên Phan Thanh Giản
Nay là đường Điện Biên Phủ. Nhiều năm đã trôi qua, con đường Điện Biên phủ ngày nào đã thêm khang trang và hiện đại hơn. Đây cũng là “con đường nóng” tập trung nhiều thương hiệu và công ty lớn tọa lạc trên
Bùng binh Ngã 7
Phía đầu bên kia đường Điện Biên Phủ chính là Bùng binh Ngã 7 xưa…
Với nhiều thay đổi nhưng vẫn giữ nguyên sự rộng lớn như lúc đầu
Đại lộ Võ Văn Kiệt – Rạch Bến Nghé
Rạch Bến Nghé xưa là nơi ghe thuyền ra vào sầm uất cũng như là nơi định cư tạm bợ của nhiều người
Và ngày nay khi được quy hoạch khang trang và hiện đại, nó là con rạch xanh mát, tô điểm cho vẻ đẹp của hai Đại lộ Võ Văn Kiệt và Bến Vân Đồn (Q.4)
Chợ Bến Thành – cây xăng Bến Thành
Cây xăng ngày xưa, phía bên kia là chợ Bến Thành
Và ngày nay với nhiều xe buýt và phương tiện sầm uất hơn
Thương xá Tax
Thương xá Tax xưa
…và nay luôn giữ lại sự hoành tráng của mình
Khách sạn Caravelle
Caravelle của một thời Sài Gòn xưa là điểm đến ưa thích của người ngoại quốc và tầng lớp thượng lưu
Và nay với sự to lớn và hoành tráng nhất Sài Gòn
Đường Nguyễn Huệ – Đường hoa Nguyễn Huệ
Trước đây, con đường Nguyễn Huệ thực chất là một con rạch nhỏ có tên là Charner…
Về sau trong quá trình hình thành và phát triển, con rạch nhỏ đã được lấp và dần dần trở thành con đường sầm uất và là trung tâm chính của Thành phố Hồ Chí Minh với đường hoa Nguyễn Huệ mỗi mùa xuân về độc đáo.
Nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà là một trong số những công trình còn nguyên vẹn và giữa nguyên những kết cấu ban đầu của mình
Sau nhiều năm trôi qua, nó vẫn luôn giữ được vẻ đẹp cô kính và đặc trưng về kiến trúc, cũng như luôn là trung tâm, là điểm đến thu hút không chỉ du khách quốc tế mà cả những bạn trẻ ở Việt Nam
Phà – Đò Thủ Thiêm và Hầm Thủ Thiêm ngày nay
Ngày xưa, phương tiện vận chuyển chính của người dân từ Q.1 sang Q.2 chủ yếu là bằng Đò và Phà
Ngày nay, với sự xuất hiện của Hầm Thủ Thiêm đi qua lòng sông Sài Gòn hiện đại nhất Đông Nam Á. Con đò và bến phà xưa đã chính thức không còn nữa, nhường chỗ cho một phương thức vận chuyển ít tốn kém thời gian và độ an toàn cao hơn
Bến Bạch Đằng
Ghé thăm bến Bạch Đằng là ghé thăm Bức tượng Đức tướng Trần Hưng Đạo hùng dũng và oai phong
Ngày nay, mặc cho sự phát triển của thành phố, Bến Bạch Đằng vẫn luôn giữ được những giá trị nguyên bản của mình và những nét hoài cổ khó tìm thấy được ở nơi khác
Đài Truyền hình thành phố – Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đi thẳng đường Cường Để sẽ gặp trường Văn Khoa
Nay là đường Đinh Tiên Hoàng với Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, cùng với Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Hồ con rùa
Hồ con Rùa ngày xưa với sự yên bình của mình
Và ngày nay nó vẫn giữ nguyên vẻ đẹp ấy, cùng với cây xanh tạo ra một cảnh quan mát mẻ mà bất cứ ai cũng mong muôn được tìm đến trong những ngày nắng nóng oi ả của Sài Gòn
Sài Gòn xưa và nay tuy có nhiều nét thay đổi, nhưng vẫn luôn giữ lại những nét thanh lịch và sự hiện đại của nó so với nhiều thành phố khác trên cả nước. Người đến rồi người đi, những công trình mới ngày mai sẽ tiếp tục mọc lên, thế nhưng những nét đặc trưng của Sài Gòn sẽ mãi được lưu giữ bên trong lòng nó, để con người nơi đến nơi đây biết si mê, mãi nhớ, mãi yêu cái vẻ đẹp không bao giờ tìm được ở bất kỳ nơi nào khác, những điều yêu thương chỉ có ở Sài Gòn!
Theo Yan