18-01-2024 16:38

Du lịch An Giang thử 10 món ngon ‘ngất ngây con gà tây’

Du lịch An Giang thử 10 món ngon ‘ngất ngây con gà tây’

Thường thì người ta rất ít khi du lịch vào mùa đông nhưng với những người trẻ cứ-thích-là-nhích như tôi thì quanh năm, lúc nào cũng là mùa du lịch.

Du lịch An Giang thử 10 món ngon ‘ngất ngây con gà tây’

Cầm lòng sao được khi cứ độ tháng 10 hay 11, đến mùa nước nổi là rừng tràm Trà Sư ở An Giang lại xanh và đẹp hút hồn đến không ngờ?

Sông nước An Giang. (Nguồn: Internet)

Sông nước An Giang. (Nguồn: Internet)

Không lúc nào An Giang lại quyến rũ như mùa này. Chuyến phượt đến An Giang 5 ngày vừa qua tuy không dài nhưng đủ sức làm tươi mới tâm hồn và suy nghĩ của tôi.

Một ngày nắng đẹp như tuyệt vời hơn khi được ngồi ghe nhỏ lướt nhẹ trên mặt nước phủ kín những lá bèo li ti, xanh tươi, ngắm rừng tràm bủa vây bốn bề, đâu đó có tiếng chim hót ríu rít. (Nguồn: Internet)

Một ngày nắng đẹp như tuyệt vời hơn khi được ngồi ghe nhỏ lướt nhẹ trên mặt nước phủ kín những lá bèo li ti, xanh tươi, ngắm rừng tràm bủa vây bốn bề, đâu đó có tiếng chim hót ríu rít. (Nguồn: Internet)

Một ngày nắng đẹp như tuyệt vời hơn khi được ngồi ghe nhỏ lướt nhẹ trên mặt nước phủ kín những lá bèo li ti, xanh tươi, ngắm rừng tràm bủa vây bốn bề, đâu đó có tiếng chim hót ríu rít. Hay lên núi Cô Tô ngây ngất trong khung cảnh mê đắm của núi đồi, ngồi bên bờ hồ Hoài So phẳng lặng theo đuổi những dòng suy nghĩ miên man. Đôi khi tuổi trẻ chỉ cần có những phút giây như vậy.

Núi Cô Tô "cưa đổ" du khách với sắc vàng lộng lẫy. (Nguồn: Internet)

Núi Cô Tô “cưa đổ” du khách với sắc vàng lộng lẫy. (Nguồn: Internet)

Và ẩm thực đất An Giang cũng rất biết cách làm vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi với đủ thứ đặc sản ăn một lần thôi là ghiền mãi. Khá khen cho ai đó đã sáng tạo ra những món ăn dân dã mà ngon đến nao lòng như vậy.

vic chau docCơm tấm – Lý Tự Trọng

Cơm tấm trên đường Lý Tự Trọng là quán cơm ngon bậc nhất thành phố Long Xuyên. Buổi sáng thanh bình đầu tiên của tôi tại An Giang trở nên đáng nhớ và dễ thương xiết bao nhờ đĩa cơm tấm ngon trứ danh này.

Không giống như một số quán cơm tấm ở Sài Gòn, thịt nướng ở đây được thái lát dài và mỏng. (Nguồn: Internet)

Không giống như một số quán cơm tấm ở Sài Gòn, thịt nướng ở đây được thái lát dài và mỏng. (Nguồn: Internet)

Không giống như một số quán cơm tấm ở Sài Gòn, thịt nướng ở đây được thái lát dài và mỏng, không tạo cảm giác “choáng ngợp” cho người ăn mà rất lạ lẫm. Ngoài thịt, đĩa cơm tấm ở đây còn có trứng kho màu gạch trông rất ngon nữa. Đĩa cơm tấm khá đơn giản khi không có nhiều nguyên liệu ăn kèm, chỉ có sườn, trứng, bì và đồ chua thôi.

Bún cá Châu Đốc – gần khu chùa Bồ Đề

Đi du lịch khá nhiều, tôi nhận ra rằng một số vùng miền ở Việt Nam có món bún cá. Nhưng mỗi lần phát hiện thêm thì tôi như được dẫn dắt đến một thế giới hoàn toàn mới vậy. Như với bún cá Châu Đốc, nét đặc trưng nằm ở mắm ruốc hòa với nước lèo tạo nên hương vị khó trộn lẫn.

Nước lèo trong, có vị ngọt từ xương cá, lại còn đậm đà vị ruốc và đặc biệt không hề tanh. (Nguồn: Internet)

Nước lèo trong, có vị ngọt từ xương cá, lại còn đậm đà vị ruốc và đặc biệt không hề tanh. (Nguồn: Internet)

Nước lèo trong, có vị ngọt từ xương cá, lại còn đậm đà vị ruốc và đặc biệt không hề tanh. Đã thế lại còn có những lát cá và thịt heo quay thật hấp dẫn, đủ loại rau ăn kèm đa dạng nhưng không thể thiếu bông điên điển của sông nước miền Tây. Và bạn biết không, khi ăn bún cá thì không thể thiếu một chén muối ớt và chanh nữa đấy. Chỉ diễn tả lại thôi mà tôi lại muốn phi ngay xuống An Giang để chén món bún cá cho đã rồi về.

Lẩu mắm – đối diện bến xe Long Xuyên hoặc chợ Châu Đốc

Không cần phải nhắc cũng phải nhớ đến món lẩu mắm – linh hồn ẩm thực của các tỉnh miền Tây. Chỉ cần nếm qua món này, dù đang ở bất cứ nơi đâu cũng đủ làm tôi hồi tưởng lại rõ rệt những trải nghiệm ở vùng đất thân thương này. Nhưng được nếm lẩu mắm ngay tại một tỉnh miền Tây như An Giang thì mới đúng bài chứ nhỉ?

Lẩu mắm – linh hồn ẩm thực của các tỉnh miền Tây. (Nguồn: Internet)

Lẩu mắm – linh hồn ẩm thực của các tỉnh miền Tây. (Nguồn: Internet)

Cả nhóm chúng tôi ghé quán lẩu mắm ở đối diện bến xe Long Xuyên và không ngại ngần gọi một cái lẩu thật to. Nồi lẩu cứ nóng và sôi sùng sục, những con tôm màu đỏ cam tươi rói nổi bật trên các loại rau xanh tươi, húp một muỗng nước lẩu thì vị ngòn ngọt, mặn mặn, đậm đà lại thơm lừng mùi mắm Châu Đốc… Hạnh phúc của một phượt thủ chỉ đơn sơ như vậy thôi.

Lẩu trâu – quốc lộ 91

Không cần tính đến vị trí đầu bảng trong danh sách những món thịt giàu chất dinh dưỡng, tôi chỉ biết thịt trâu, đặc biệt là món lẩu trâu, ngon tuyệt vời và cứ “ám ảnh” tôi cho đến tận lúc về lại Sài Gòn cơ đấy.

Thịt trâu không có vị đậm như thịt bò nhưng độ thơm ngọt thì chẳng hề thua kém; ăn với nước chấm cơm mẻ chua chua ngọt ngọt thì không thể nào chối từ được nữa. (Nguồn: Internet)

Thịt trâu không có vị đậm như thịt bò nhưng độ thơm ngọt thì chẳng hề thua kém; ăn với nước chấm cơm mẻ chua chua ngọt ngọt thì không thể nào chối từ được nữa. (Nguồn: Internet)

Lúc đầu, vì đã quen ăn thịt bò nên khi nghe đến thịt trâu, tôi cũng hơi chùn bước, nhưng anh bạn “thổ địa” cứ một mực nài nỉ tôi nếm thử lẩu trâu cho “biết mùi An Giang”. Khi nồi lẩu trâu nóng hổi vừa được dọn ra, hương thơm quyến rũ bốc lên thì tôi không phải đắn đo gì nữa. Thịt trâu tươi nửa đen nửa đỏ thả vào trong nước lẩu, thêm sả và ớt trái vào cho dậy mùi cùng đủ loại rau còn rất tươi.

Khi múc ra chén ăn cùng với bún tươi, tôi hoàn toàn “đứng hình” vì thịt trâu không có vị đậm như thịt bò nhưng độ thơm ngọt thì chẳng hề thua kém; ăn với nước chấm cơm mẻ chua chua ngọt ngọt thì không thể nào chối từ được nữa.

Bò bảy món – núi Sam

Dạo chơi vùng núi Sam từ sáng đến chiều, vừa mệt lừ vừa đói bụng, thật may mắn khi có bò bảy món nổi tiếng cứu đói. Không biết dùng từ gì cho đúng để diễn tả cảm giác được thưởng thức những món bò ngon ngây ngất khi đang đói đến lả người.

Thịt bò ở đây mềm, vị ngọt rất tự nhiên nên chế biến theo kiểu gì cũng ngon. (Nguồn: Internet)

Thịt bò ở đây mềm, vị ngọt rất tự nhiên nên chế biến theo kiểu gì cũng ngon. (Nguồn: Internet)

Bò bảy món gồm những món như lòng bò luộc, bò đun bánh hỏi, cháo đầu bò, bò khía bánh mì, bò xào lá vang, bò bít tết và bò lúc lắc. Đi với nhóm nhiều người nên chúng tôi chẳng ngại mà gọi thật nhiều để ăn cho bõ công đi. Thịt bò ở đây mềm, vị ngọt rất tự nhiên nên chế biến theo kiểu gì cũng ngon, như thịt bò xào lá giang có vị ngọt của thịt bò quyện vị chua thanh và dịu của lá giang, cùng vị cay thơm của tiêu bột, cay nồng của ớt, béo bùi của đậu phộng rang và nước cốt dừa.

Xôi phồng – Chợ Mới

Đến Chợ Mới, tôi có chút ngạc nhiên vì món ăn có hình cầu, to, màu vàng nâu bắt mắt, nằm gọn trên một chiếc đĩa và to như bóng đèn đường. Hỏi người bán hàng thì mới biết đó chính là xôi phồng.

Những hạt nếp của món xôi phồng vừa dẻo vừa thơm, lại có màu vàng ươm, ăn rất ngon khi chấm cùng tương ớt, xì dầu hay đôi khi ăn không để thưởng thức trọn vẹn độ ngon. (Nguồn: Internet)

Những hạt nếp của món xôi phồng vừa dẻo vừa thơm, lại có màu vàng ươm, ăn rất ngon khi chấm cùng tương ớt, xì dầu hay đôi khi ăn không để thưởng thức trọn vẹn độ ngon. (Nguồn: Internet)

Những hạt nếp của món xôi phồng vừa dẻo vừa thơm, lại có màu vàng ươm, thơm, ăn rất ngon khi chấm cùng tương ớt, xì dầu hay đôi khi ăn không để thưởng thức trọn vẹn độ ngon. Món ăn sẽ càng tuyệt vời hơn khi chúng tôi ăn kèm với gà quay dai dai, ngọt ngọt, được làm thủ công nên vẫn giữ được hương thơm và mùi vị đặc trưng.

Bún nước kèn Châu Đốc – Phan Văn Vàng

Bấy nhiêu đây món vẫn chưa nói lên hết được tinh túy và cái hồn của ẩm thực xứ An Giang nếu như bạn chưa thử qua món bún nước kèn Châu Đốc. Phần nước dùng có màu vàng tươi và đục nên vừa nhìn qua, tôi cứ tưởng đây là… bún cà ri.

Bấy nhiêu đây món vẫn chưa nói lên hết được tinh túy và cái hồn của ẩm thực xứ An Giang nếu như bạn chưa thử qua món bún nước kèn Châu Đốc. (Nguồn: Internet)

Bấy nhiêu đây món vẫn chưa nói lên hết được tinh túy và cái hồn của ẩm thực xứ An Giang nếu như bạn chưa thử qua món bún nước kèn Châu Đốc. (Nguồn: Internet)

Hương vị là lạ của món bún nước kèn đến từ nhiều thành phần tươi ngon như thịt cá rô đồng săn chắc để tạo ra độ ngọt cho nước, hành phi, các loại gia vị như bột cà ri, đinh hương, quế, bột cá và bột kroeung – một loại gia vị của người Khmer. Một ít xà lách, bắp chuối, giá, quế sẽ làm tô bún càng thêm đặc sắc hơn, ăn mãi vẫn thấy thèm.

Bánh bò thốt nốt

Chiếc bánh này dạo gần đây rất đình đám ở Sài Gòn khi không chỉ thơm ngon mà lại rẻ, cực kì hợp lí cho bữa ăn vặt nhẹ nhàng.

Một chiếc bánh thốt nốt thật chuẩn thì phải có màu vàng tự nhiên, mùi thơm lừng, vị ngọt, béo. (Nguồn: Internet)

Một chiếc bánh thốt nốt thật chuẩn thì phải có màu vàng tự nhiên, mùi thơm lừng, vị ngọt, béo. (Nguồn: Internet)

Tò mò hỏi người bán về công thức làm bánh, tôi được biết rằng muốn bánh ngon thì bột bánh phải được chế biến từ gạo đặc chủng Nàng Nhen – loại chỉ canh tác được ở vùng Bảy Núi, còn trái thốt nốt làm bánh phải có cơm dày, không mỏng cùi. Một chiếc bánh thốt nốt thật chuẩn thì phải có màu vàng tự nhiên, mùi thơm lừng, vị ngọt, béo. Có lẽ vì vậy mà hành lí của tôi lúc về lại đùm đề thêm rất nhiều bánh bò thốt nốt làm quà cho gia đình và bạn bè đấy.

Thốt nốt ướp lạnh

Nước thốt nốt tươi nguyên chất có vị ngọt thanh tao, vừa uống vừa vớt cơm béo bùi, thơm hấp dẫn. (Nguồn: Internet)

Nước thốt nốt tươi nguyên chất có vị ngọt thanh tao, vừa uống vừa vớt cơm béo bùi, thơm hấp dẫn. (Nguồn: Internet)

Đến xứ sở của thốt nốt mà quên thưởng thức món thốt nốt ướp lạnh thì quả là phí. Nước thốt nốt tươi nguyên chất có vị ngọt thanh tao, vừa uống vừa vớt cơm thốt nốt béo bùi, thơm hấp dẫn. Nước ngọt dịu, thơm đặc trưng cùng với cơm của trái thốt nốt với tôi như một món vừa có công dụng tăng lực lại giải khát cực hay nữa.

Theo Yan.vn 

Đánh giá