18-01-2024 16:32

Đột nhập những ngôi làng ‘độc nhất vô nhị’ trên thế giới

Đột nhập những ngôi làng ‘độc nhất vô nhị’ trên thế giới

Làng không cửa, làng xì trum hay không có đường… liệu bạn đã biết có những ngôi làng như này tồn tại trên thế giới không ?

Làng “trùm” Kungfu

Ganxi Dong, một ngôi làng tự trị nhỏ ẩn sâu trong núi Tianzhu ở Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của mọi người trên thế giới bởi tất cả những người dân sống ở đây đều là cao thủ kungfu.

dot-nhap-nhung-ngoi-lang-doc-nhat-vo-nhi-tren-the-gioi-ivivu-1

Dân làng Ganxi Dong là một trong những dân tộc thiểu số được công nhận ở Trung Quốc vẫn luôn tự hào vì lối sống tách biệt của mình với thế giới và giữ được những phong tục truyền thống. Tất cả người dân nơi đây đều rất thành thạo môn võ kungfu, và mỗi người theo đuổi một phong cách khác nhau của môn võ truyền thống này.

Ngôi làng ẩm ướt nhất trên thế giới

Thành phố New York ở Mỹ có lượng mưa trung bình mỗi năm rơi vào khoảng 127cm, trong khi đó lượng mưa trung bình ở ngôi làng Mawsynram, Meghalaya lại khoảng 1.186cm, và điều này làm cho Mawsynram trở thành ngôi làng ẩm ướt nhất trên thế giới. Người dân nơi đây phải thích nghi với khí hậu khó chịu quanh năm. Khi làm việc ngoài trời, họ đều đội những chiếc áo mưa tự chế làm bằng lá chuối và tre.

dot-nhap-nhung-ngoi-lang-doc-nhat-vo-nhi-tren-the-gioi-ivivu-2

Một trong những điều độc đáo ở ngôi làng này đó chính là những chiếc cầu bằng rễ cây do người dân tự làm để thay cho các cây cầu cũ không còn an toàn. Nhiều thế kỉ trôi qua, những cây cầu bằng rễ cao su của dân làng Mawsynram còn tồn tại lâu hơn cây cầu xi măng khi hệ thống rễ phát triển theo thời gian và trở nên bền bỉ.

Ngôi làng tất cả mọi người dân đều chỉ có một quả thận

Do quá nghèo và khó khăn mà những người dân sống ở làng Hokse, Nepal đều phải bán nội tạng của mình để có điều kiện sống tốt hơn. Vì lí do như vậy nên ngôi làng này còn có một tên khác là “Làng thận”.

Những người môi giới buôn bán nội tạng luôn xuất hiện ở làng Hokse và các vùng lân cận để thuyết phục người nghèo khổ đồng ý bán quả thận khỏe mạnh của họ. Những kẻ môi giới sẽ lừa dân làng Hokse rằng sau cuộc phẫu thuật quả thận sẽ mọc trở lại hay con người chỉ cần một quả thận để sống. Với những lí lẽ khó tin như vậy, chúng đã dễ dàng lừa được Geetha, một người mẹ 4 con bán một quả thận cho chúng với giá 2.000 đô la Mỹ. Cô đã dùng số tiền đó để mua một ngôi nhà nhưng chúng đã bị phá hủy sau trận động đất kinh hoàng làm rung chuyển Nepal trong năm nay.

dot-nhap-nhung-ngoi-lang-doc-nhat-vo-nhi-tren-the-gioi-ivivu-3

Đôi khi, những kẻ buôn nội tạng không cần hỏi ý kiến của người dân nơi đây khi chúng trực tiếp bắt cóc và ép buộc nạn nhân phải thực hiện những cuộc phẫu thuật hiến nội tạng. Họ thậm chí còn không biết rằng mình đã mất một quả thận. Vài kẻ còn tàn ác đến nỗi lấy hết 2 quả thận của nạn nhân. Thận sau khi lấy sẽ được chúng bán với giá cao gấp 6 lần mà chúng trả cho người dân nơi đây.

Dù là hành động phạm pháp nhưng ước tính ở có khoảng 10.000 chợ đen về buôn bán nội tạng và 7.000 quả thận được bán mỗi năm ở Nepal.

Ngôi làng tự chế tạo mặt trời nhân tạo

Viganella là ngôi làng nhỏ nằm ở dưới cùng của một thung lũng sâu ở phía Bắc nước Ý cách Milan 130km. Do địa thế bị bao quanh bởi những vách núi dựng đứng nên Viganella hầu như không đón được ánh nắng mặt trời trong suốt 3 tháng mùa đông. Trong nhiều thế kỉ, dân làng không biết làm gì ngoài việc chấp nhận phải sống trong điều kiện khó khăn nhưng gần đây, một kĩ sư địa phương đã nảy ra sáng kiến tự chế tạo mặt trời nhân tạo bằng cách lắp tấm kiếng khổng lồ đặt trên sườn dốc ngọn núi đối diện ngôi làng.

dot-nhap-nhung-ngoi-lang-doc-nhat-vo-nhi-tren-the-gioi-ivivu-4

Tấm kiếng có diện tích 40 mét vuông với chiều rộng 8 mét và cao 5 mét, đặt trên độ cao 870 mét so với ngôi làng. Tấm kiếng này được điều khiển bởi một phần mềm máy tính để có thể có được độ nghiêng và hướng phù hợp, nhằm đón được ánh mặt trời và phản chiếu chúng xuống mọi ngóc ngách ở làng Viganella.

Ngôi làng không có cửa

Có đến 300 tòa nhà, ngôi nhà, trường học, ngân hàng, thậm chí là những nhà vệ sinh công cộng ở làng Shani Shingnapur, Ấn Độ đều không có cửa. Các nhà vệ sinh công cộng chỉ được che chắn bởi một tấm màn nhỏ gần cửa ra vào để đảm bảo sự riêng tư và theo yêu cầu của phụ nữ nơi đây.dot-nhap-nhung-ngoi-lang-doc-nhat-vo-nhi-tren-the-gioi-ivivu-5

Tiền bạc hoặc các vật giá trị thường được dân làng bỏ trong những chiếc thùng và khóa lại. Vì không có cửa nên mỗi khi đến nhà ai, khách không biết phải thông báo sự có mặt của mình hay gõ cửa bằng cách nào. Thế nên, giải pháp được đưa ra đứng trước nhà và nói thật to để chủ nhà biết.

Ngôi làng mà tất cả mọi người đều mất trí nhớ

Có một cộng đồng sống gần Amsterdam được gọi là ngôi làng mất trí nhớ (Dementia Village). 152 cư dân sống nơi đây đều mắc phải bệnh Alzheimer và các vấn đề về trí nhớ. Nhưng không vì vậy mà ngôi làng lại được thiết kế khác biệt, nó cũng có quảng trường, rạp chiếu phim, công viên và bưu điện.

dot-nhap-nhung-ngoi-lang-doc-nhat-vo-nhi-tren-the-gioi-ivivu-6

Người dân ở đây có thể đi mua sắm, ăn uống hay dạo phố thoải mái nhưng mọi hành động đều được theo dõi cẩn thận bằng những chiếc camera để chắc chắn họ không làm tổn thương bản thân mình. Điểm đặc biệt duy nhất chính là ngôi làng chỉ có một cửa để ra vào và đây là cách để họ giữ trật tự, an ninh.

Ngôi làng xanh toàn tập

Hơn một trăm năm trước, những ngôi nhà ở làng Júzcar, gần Malaga, thuộc tỉnh Andalucía, Tây Ban Nha chẳng có điều gì đặc biệt, và lượng khách du lịch đến đây cũng thưa thớt. Thế nhưng, vào mùa xuân 2011, Júzcar được chọn lựa là địa điểm quảng bá bộ phim Xì Trum 3D, vì vậy, toàn bộ ngôi làng đều được phủ một màu xanh bắt mắt và được đổi tên thành Thị trấn Xì Trum.

dot-nhap-nhung-ngoi-lang-doc-nhat-vo-nhi-tren-the-gioi-ivivu-7

Người dân ở Júzcar lúc đầu đã bắt nhà làm phim cam kết phải sơn lại màu nguyên thủy của những ngôi nhà sau khi kết thúc chiến dịch quảng bá. Tuy nhiên sau đó, tất cả cư dân ở đây đều đồng ý giữ lại màu xanh độc nhất vô nhị này cho ngôi làng của mình.

Ngôi làng với dịch ngủ bí ẩndot-nhap-nhung-ngoi-lang-doc-nhat-vo-nhi-tren-the-gioi-ivivu-8

Một phần tư người dân sống ở làng Kalachi, Kazakhstan đều ngủ gà ngủ gật suốt nhiều ngày liên tục. Căn bệnh kì lạ này bắt đầu từ năm 2013 khiến dân làng Kalachi ngủ suốt cả một ngày dài và thức dậy với tình trạng buồn nôn, nhức đầu, mất trí nhớ. Hơn 20.000 cuộc kiểm tra không khí, nước, thức ăn và người dân ở làng Kachi đã diễn ra nhưng đến nay vẫn chưa có trả lời nào cho trường hợp kì lạ này.

Nhiều người dân địa phương tin rằng mỏ uranium cũ bỏ hoang gần đó thuộc thời Liên Xô cũ đã ảnh hưởng đến họ và là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Ngôi làng người lùn

dot-nhap-nhung-ngoi-lang-doc-nhat-vo-nhi-tren-the-gioi-ivivu-9

Làng YangSi nằm ở phía Tây Nam thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã làm đau đầu các nhà khoa học trong nhiều thập kỉ bởi 40% người dân nơi đây đều sở hữu chiều cao cực kì khiêm tốn so với người bình thường. 36 trên 80 cư dân nơi đây đều là nhỏ bé, với người có cao nhất chỉ vỏn vẹn khoảng 1 mét và người thấp nhất chỉ xấp xỉ hơn nửa mét chút ít.

Các nhà khoa học cho rằng chính nồng độ thủy ngân cao trong đất ở nơi đây đã gây ra điều này. Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có ai tìm ra nguyên nhân chính xác. Theo những người cao tuổi ở ngôi làng, một trận bệnh dịch cách đây vài năm đã khiến trẻ em từ 5 – 7 tuổi không thể cao lên được nữa, làm phá hủy cuộc sống yên bình nơi đây. Ngoài việc bị hạn chế chiều cao, một số người còn bị mắc phải các khuyết tật khác nhau.

Ngôi làng không có đường

dot-nhap-nhung-ngoi-lang-doc-nhat-vo-nhi-tren-the-gioi-ivivu-10

Nếu bạn thích một cuộc sống đơn giản, hãy nghĩ đến việc chuyển đến sống ở làng Giethoorn, Hà Lan. Được mệnh danh là Venice của Hà Lan, Giethoorn rất thu hút khách du lịch với những cảnh đẹp tuyệt vời. Điểm đặc biệt ở Giethoorn đó là nơi đây không hề có một con đường nào mà người dân đi lại qua kênh đào bằng những chiếc thuyền nhỏ hoặc đi bộ qua nhiều cây cầu gỗ xung quanh thị trấn, còn xe phải để ở ngoài làng. Một con số thú vị là tuy dân số ở đây chỉ khoảng 2.600 người nhưng đã có đến 180 cây cầu trong ngôi làng nhỏ này.

Theo Yan.vn

Đánh giá