19-01-2024 15:20

Điều ít biết về biển báo giao thông ở Bhutan

Điều ít biết về biển báo giao thông ở Bhutan

Biển báo giao thông thường dùng để chỉ dẫn, cảnh báo, nhưng ở Bhutan, chúng trở nên thú vị, đáng nhớ như “Going faster will see disaster”.

Điều ít biết về biển báo giao thông ở Bhutan

Đến năm 1960, con đường đầu tiên mới được khởi công xây dựng ở Bhutan. Trước đó, cách duy nhất để đi quanh Bhutan là sử dụng lối đi bộ và men theo những con đường mòn qua khung cảnh núi non ngoạn mục. Kể từ khi 1.500 km đường được xây dựng, các tài xế có thêm niềm vui mỗi ngày nhờ những tấm biển báo hài hước. Chúng là một phần của Dự án Dantak, do Tổ chức Đường bộ Biên giới (BRO) của chính phủ Ấn Độ tài trợ. Tổ chức này đã hỗ trợ Bhutan hiện đại hóa trong hơn nửa thế kỷ, thông qua các dự án xây dựng và phát triển.

Những tấm biển cảnh báo tốc độ, cảnh báo nguy hiểm thường được vẽ tay và có nhiều thông điệp dễ nhớ. Ảnh: Chris Dwyer/BBC

Những tấm biển cảnh báo tốc độ, cảnh báo nguy hiểm thường được vẽ tay và có nhiều thông điệp dễ nhớ. Ảnh: Chris Dwyer/BBC

Biển báo thường viết bằng tiếng Anh, đôi khi có cả tiếng Dzhongkha của Bhutan và đều được vẽ tay. Chúng không có dấu nhưng dễ nhớ do ngắn gọn.

Dọc theo những con đường núi quanh co, để cảnh báo giảm tốc độ, người ta dùng các câu vần điệu như: “Going faster will see disaster” (Đi càng nhanh càng dễ gặp họa) hoặc “On the bend, go slow friend” (Đến khúc quanh, chậm lại anh), “Don’t hurry, be cool, since heaven is already full” (Đừng vội, hãy bình tĩnh vì thiên đường chật lắm).

Dự án Dantak cũng có một số biển báo nhắc nhở các tài xế hãy nhớ về những người thân yêu của mình mà tuân thủ giới hạn tốc độ cho phép: “Life is a journey, complete it” (Cuộc sống là một hành trình, hãy đi cho hết) hoặc “Time is money but life is precious” (Thời gian là tiền bạc nhưng cuộc sống thì quý giá).

"Người anh em à, thà chậm còn hơn chết". Ảnh: Chris Dwyer/BBC

“Người anh em à, thà chậm còn hơn chết”. Ảnh: Chris Dwyer/BBC

Con đường từ Thimphu đến thủ đô cũ của Punakha đi qua một trong những điểm dừng chân đẹp nhất thế giới tại đèo Dochula. Nhưng với tất cả người lái xe ở Bhutan, “những ngọn núi chỉ đẹp khi lái xe cẩn thận”.

Không chỉ có tác dụng chỉ dẫn an toàn, những biển báo phát đi thông điệp về bảo vệ môi trường: “Don’t litter, it will make your life bitter” (Đừng xả rác, điều đó chỉ làm cuộc sống của bạn thêm cay đắng). Thậm chí có chỗ họ thể hiện kín đáo niềm tự hào trong công việc: “Smooth road for your smooth ride” (Con đường trơn tru cho chuyến đi suôn sẻ).

Thủ đô Thimpu là nơi duy nhất ở Bhutan có đèn giao thông, nhưng chỉ sau 24 giờ nó đã bị gỡ bỏ. Thay thế là một cảnh sát giao thông đứng giữa con phố sầm uất, đeo găng tay trắng và điều tiết các phương tiện bằng động tác tay.

Trong những năm qua, Tổ chức Đường bộ Biên giới đã xây dựng và bảo trì đường sá ở các quốc gia lân cận Ấn Độ bao gồm Afghanistan, Myanmar và Sri Lanka. Ngày nay, họ chủ yếu sử dụng các lao động địa phương, nhưng trong lịch sử, nhiều người Ấn Độ đảm nhận công việc khó khăn và nguy hiểm này. Khiếu hài hước của họ thách thức hoàn cảnh khó khăn, điều đó thể hiện rõ trên các biển báo và nhiệm vụ được hoàn thành.

"Cùng nhau chúng ta có thể và sẽ khiến cho những chuyến đi trở nên an toàn hơn". Ảnh: Chris Dwyer/BBC

“Cùng nhau chúng ta có thể và sẽ khiến cho những chuyến đi trở nên an toàn hơn”. Ảnh: Chris Dwyer/BBC

Theo Trang Anh/ Vnexpress

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan