Tác phẩm dệt lưới đánh cá ở đồng bằng sông Cửu Long của nhiếp ảnh gia Việt Nam lọt nhóm ảnh đẹp nhất của Atkins CIWEM, triển lãm ảnh uy tín dành cho nhiếp ảnh gia về môi trường.
Cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh đẹp môi trường 2014:
Bức ảnh “Dệt lưới đánh cá ở đồng bằng sông Cửu Long” của nhiếp ảnh gia Đỗ Tuyết Trinh là một trong những tác phẩm hiện diện tại Triển lãm nhiếp ảnh về môi trường Atkins CIWEM. Bức ảnh mô tả những người phụ nữ Việt Nam đang dệt lưới để chuẩn bị cho hoạt động đánh bắt thủy sản trong mùa lũ ở đồng bằng Sông Cửu Long vào năm 2012. Biến đổi khí hậu khiến mực nước lũ đổ về thấp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh kế người dân. Những bức ảnh lọt vào nhóm ảnh đẹp nhất, bao gồm tác phẩm của nhiếp ảnh gia Việt Nam, sẽ được trưng bày tại trụ sở Hội địa lý Hoàng gia Anh từ ngày 23/6 đến 4/7.
Bức ảnh “Thiếu nữ gom nước mưa” của nhiếp ảnh gia Prasanta Biswas người Ấn Độ. Tác giả ghi lại khoảnh khắc người dân sống ở Sundarban, bang West Bengal phải lọc nước mưa trên nền đất để sử dụng vì hạn hán. Biến đổi khí hậu khiến thời tiết trở nên cực đoan, kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng.
“Ban phước cho cây” là tác phẩm của nhiếp ảnh gia Luke Duggleby người Thái Lan. Trong ảnh, các nhà sư Campuchia đang làm lễ bên cạnh một ngốc cây lớn trước khi người ta đốn nó để lấy đất trồng chuối. Tình trạng phá rừng để lấy đất nông nghiệp để lại những hậu quả tai hại lâu dài với môi trường và cuộc sống của người dân địa phương.
Matilda Temperley, một nhiếp ảnh gia Anh, ghi lại hình ảnh nước lũ gần ngập nóc một ngôi nhà ở làng Burrowbridge, Somerset, Anh. Nước sông Parrett tràn bờ tháng 1/2014 khiến nhiều ngôi nhà chìm trong nước. Tác giả đặt tên ảnh là “Trung tâm Basket”.
“Cuộc sống giữa bãi rác điện tử Ghana” của nhiếp ảnh gia người Đức Kevin McElvane. Agbogbloshie ở thành phố Accra, thủ đô của Ghana là một trong những bãi rác điện tử lớn nhất thế giới. Hơn một thập kỷ qua, người dân ở đây mưu sinh bằng cách thu thập phế liệu từ những thiết bị điện tử đã qua sử dụng. Phần lớn họ chết vì ung thư trước tuổi 30.
“Sự tương phản ở Thượng Hải” của nhiếp ảnh gia Alnis Stakle người Latvia cho thấy cảnh tượng người ta phá những ngôi nhà cũ ở thành phố Thượng Hải để lấy đất và xây những tòa nhà chọc trời.
“Trại xấu hổ” ở Campania, Italy của nhiếp ảnh gia Antonio Busiello. Campania là khu vực ô nhiễm nhất ở thế giới phương Tây nhưng nó đang là nơi đông dân cư nhất Italy với 5,8 triệu người sống trên 5.247 dặm vuông.
Krumovgrad là vùng đất ở phía đông nam thủ đô của Bulgaria. Bề mặt của nó nham nhở những mỏ vàng lộ thiên. Ông lão sống ở khu vực Krumovgrad là một trong những người lại đi ngược với xu thế của cơn sốt vàng. Người dân lo ngại các hoạt động khai thác kim loại quý sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống trong khu vực.
Nhiếp ảnh gia Taylor Weidman người Thái Lan ghi lại khoảnh khắc những người thổ dân Munduruku đối diện với cảnh sát liên bang ở đập Belo Monte, gần Altamira, Brazil. Thổ dân phản đối sự hiện hữu của con đập vì nó làm giảm sản lượng cá trên dòng sông Xingu, khiến cuộc sống của họ gặp muôn vàn khó khăn.
Bức ảnh “Nữ thổ dân trong siêu thị” của nhiếp ảnh gia Toufic Beyhum người Anh. Việc xây dựng khu nghỉ mát Swakopmund bên bờ biển Namibia đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của những người thổ dân bản xứ, bộ tộc Himba. Trong bộ trang phục truyền thống, những người thổ dân đi bộ xuống khu nghỉ dưỡng để bán đồ trang sức thủ công mà họ làm từ những thứ trong thiên nhiên.
Nhà máy điện năng lượng mặt trời ở Fuentes de Andalucía, Seville, Tây Ban Nha. Sở hữu công nghệ mới, nhà máy này có khả năng cung cấp điện liên tục 24 giờ/ngày và hoạt động nhiều tháng trong năm. Nó sẽ cung cấp nguồn điện sạch, an toàn cho 25.000 ngôi nhà và giảm 30.000 tấn khí thải CO2 mỗi năm.
Theo Zing