Cùng dạo qua những thành phố châu Á sẽ tổ chức các hoạt động đón Tết Nguyên đán Quý Tỵ như Hong Kong, Bắc Kinh, Jarkata, Seoul… Nếu có ý định thực hiện một kỳ nghỉ “trốn Tết”, đây sẽ là những gợi ý thú vị cho bạn.
1. Hà Nội
Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, Việt Nam cũng long trọng đón Tết nguyên đán từ bao đời nay. Các hoạt động đón Tết diễn ra trên cả nước, tuy nhiên, cầu kỳ và còn giữ nhiều phong tục truyền thống nhất là Tết của người miền Bắc. Trong những ngày đầu năm se lạnh, ngày Tết của người Bắc không thể thiếu bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành cùng cành đào, cây quất… Các phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong vẫn còn được nhiều gia đình duy trì như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ…
Tham khảo danh sách khách sạn Hà Nội
2. Jarkata (Indonesia)
Indonesia là một quốc gia có nhiều tôn giáo và sắc tộc, mỗi dân tộc đón ngày tết riêng trong đó có tết cổ truyền theo kiểu Trung Quốc (Tahun Baru Imlek) cũng là ngày lễ quốc gia. Những ngày này, múa lân trở thành hoạt động thường nhật tại nhiều thành phố, đặc biệt là các trung tâm mua sắm. Đối với người dân Indonesia, chứng kiến múa lân là một hoạt động vô cùng thú vị. Nhiều cửa hàng, trung tâm mua sắm tràn ngập màu đỏ và hình trang trí kiểu Trung Quốc.
Tham khảo danh sách khách sạn Jarkata
3. Bắc Kinh (Trung Quốc)
Cùng đón năm mới âm lịch với Việt Nam nhưng ngày tết của người Trung Quốc được đặt tên là Xuân Tiết (Tết xuân). Theo tập tục dân gian của quốc gia này, ý nghĩa rộng lớn của Xuân tiết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp âm lịch, kéo dài đến ngày rằm tháng Giêng năm mới, trong đó ngày 30 tháng Chạp – giao thừa và mồng một tháng Giêng chính là thời điểm long trọng và đáng nhớ nhất của dịp Tết. Điểm đặc biệt, trên khắp mọi miền của đất nước Trung Quốc và ở những miền đất mà người Hoa đang sinh sống, màu đỏ – biểu trưng của may mắn xuất hiện khắp nơi.
Tham khảo danh sách khách sạn Bắc Kinh
4. Singapore
Người Singapore rất coi trọng việc vui đón Tết Nguyên đán Âm lịch cổ truyền, vì gần 80% dân số của quốc đảo Sư tử này là người Hoa hoặc liên quan đến gốc Hoa. Đường phố và các trung tâm mua sắm được trang hoàng rực rỡ đón Tết, kèm theo đó là các sự kiện giải trí, giảm giá hấp dẫn.
Tham khảo danh sách khách sạn Singapore
5. Hong Kong
Dịp năm mới, Hồng Kông tổ chức rất nhiều lễ hội đặc trưng, pha trộn giữa nền văn hóa cổ truyền của phương Đông với nét văn hóa phóng khoáng, mới mẻ của phương Tây. Một số lễ hội tiêu biểu: Lễ hội hoa, lễ hội pháo hoa, lễ hội đua ngựa, lễ hội nghệ thuật sống…
Tham khảo danh sách khách sạn Hong Kong
6. Seoul (Hàn Quốc)
Tết Seollah (Nguyên đán) bắt đầu từ ngày 1.1 hằng năm theo âm lịch và thường kéo dài trong 3 ngày. Người Hàn rất coi trong truyền thống của tổ tiên. Do đó, trong 3 ngày Tết, hầu như các tục lệ cổ truyền như cúi lạy người già, mặc trang phục truyền thống… vẫn được duy trì cho đến ngày nay.
Tham khảo danh sách khách sạn Seoul
7. Đài Bắc (Đài Loan)
Năm nào cũng vậy, gần đến Tết âm lịch là đường Địch Hoa, thành phố Đài Bắc (Taipei), Đài Loan đều trở thành điểm nóng du lịch vì hàng hóa Tết được bày bán tại đây. Người Đài Loan nô nức đi sắm thực phẩm chuẩn bị Tết. Vào ngày mùng 1 Tết, người Đài Loan cũng có thói quen đi lễ chùa cầu may như người Việt Nam vậy.
Tham khảo danh sách khách sạn Đài Bắc