17-01-2024 13:51

Dạo Chợ Lớn: Người Hoa hơn gì người Kinh

Dạo Chợ Lớn: Người Hoa hơn gì người Kinh

Trong khuôn khổ bài viết này, người Hoa được hiểu là người quốc tịch Việt gốc Hoa ở Chợ Lớn – Sài Gòn. Không phải người Hoa đang ở Trung Quốc, quốc tịch Trung Quốc hiện tại.

Dạo Chợ Lớn

(nguồn: Báo Tuổi Trẻ)

1. Triết lý bang hội

Người Hoa nổi tiếng đoàn kết trên thế giới. Đặc điểm của những khu có người Hoa sinh sống chính là văn hóa phường xã, bang hội(*). Gần như ở đâu, người Hoa cũng sống tụ tập lại với nhau, chịu sự quản lý của trưởng thôn/bang trưởng (thường cũng là người gốc Hoa). Họ có truyền thống giúp đỡ người đồng hương. Tại Chợ Lớn, bất kỳ ai di cư từ Trung Quốc sang đều được hỗ trợ chỗ ở, việc làm. Tới tuổi thì anh em giúp mai mối, dựng vợ gả chồng, mọi mâu thuẫn đều được giải quyết nội bộ. Ngay cả với người mất, nếu không có tiền, bang cũng sẽ gom góp lo chuyện hậu sự.

Dạo Chợ Lớn

Dạo Chợ Lớn

Người Hoa sống theo từng bang hội, hẻm xóm, có người đứng đầu

Như khi đi tìm hiểu những câu chuyện về người Hoa ở Chợ Lớn, người viết đã được chứng kiến sự dễ tính bất thường của một chú giữ xe khi gặp đồng hương. Cách vài phút, chú còn căng thẳng buộc cô bạn tôi để xe lại vì làm mất phiếu, dù có cả giấy tờ đầy đủ vẫn không được “tha”. Ngay sau khi nghe cô ấy gọi điện cho gia đình và nói bằng tiếng Tiều, người giữ xe ngay lập tức xuống giọng và cho lấy xe về. Ra là người Hoa với nhau cả! Vì vậy, khi đưa tôi đi vào các hẻm hóc của Chợ Lớn, bạn tôi đi như… hẻm nhà. Không sợ ai, cũng chẳng ngại gì. Tôi có cảm giác, biết tiếng Hoa ở Chợ Lớn là thứ vũ khí gì ghê gớm lắm, cứ cùng thứ tiếng là anh em!

Dạo Chợ Lớn

Với họ, cùng thứ tiếng nghĩa là anh em

(*) bang hội: ở đây là bang hội phục vụ kinh tế, có nhiều ở thời xưa, trước 1975.

2. Đi tới đâu lập chợ tới đó

Dạo Chợ Lớn

(Ảnh: Phạm Lê Hương Sơn)

Đi đâu người ta cũng thấy Chinatown. Chinatown nào cũng lớn mạnh và giàu có. Người ta nói, người Hoa giỏi kinh doanh, nên đi đâu cũng làm ăn được. Tôi không đi nước ngoài nhiều nên không rõ. Duy, cứ nhìn vào việc người Hoa chạy xuống miền Nam, lập chợ đầu tiên – chứ không phải bệnh xá, trường học – thì đủ biết họ mạnh điều gì. Cho đến nay, Chợ Lớn vẫn là khu chợ có quy mô kinh doanh lớn nhất miền Nam, quy tụ những chợ lớn nhất Sài Gòn: Kim Biên, Bình Tân, An Đông, Tân Thành…

Dạo Chợ Lớn Dạo Chợ Lớn

Dạo Chợ Lớn

Ở đâu có người Hoa, ở đó có chợ và chợ rất phát triển – ảnh: Phạm Lê Hương Sơn

Người Hoa có làm ăn theo nghề gia đình, cha truyền con nối, ít thuê người ngoài, không bỏ nghề bao giờ. Vì thế, khắp Chợ Lớn, chúng ta toàn gặp những con đường suốt mấy chục năm chỉ bán đúng một mặt hàng, không đổi ngành và cũng không ai ăn cắp nổi.

Dạo Chợ Lớn

Dạo Chợ Lớn


Họ kinh doanh một mặt hàng từ đời này sang đời khác

Tôi có hỏi một người bạn, người Hoa có khu ổ chuột không? Nó ngớ ra rồi lẩm bẩm, nhỏ giờ chưa từng biết những chỗ như vậy. Người Hoa dù có ở nhà cửa lớn bé thế nào, vẫn không phải là người nghèo. Cũng hợp ký thôi, vì vốn người Hoa khó khăn đều có đồng hương đỡ đầu, ít ai lâm vào tình cảnh thiếu thốn quá mức.Nếu để ý, người ta cũng có thể thấy, các “ông trùm” công ty kinh doanh ở miền Nam hầu hết là người gốc Hoa: Thái Tuấn, Sacombank, Kinh Đô, Đồng Khánh, Bút bi Thiên Long…

Dạo Chợ Lớn

(nguồn: Internet)

3. Tới chợ Lớn, đi ăn trước!

Cũng giống như hầu hết Chinatown trên thế giới, Chợ Lớn luôn hấp dẫn người địa phương và khách du lịch với các con phố ẩm thực đặc sắc. Thức ăn là một trong những điều mà người Hoa tự hào nhất. Dù đã sống ở Sài Gòn rất lâu, lâu đến mức người ta cứ phải tranh cãi với nhau về việc người Hoa hay người Kinh là ông tổ của Sài Gòn, nhưng người ở khu Chợ Lớn vẫn giữ được rất nhiều món ăn thuần Trung. Đành rằng để phát triển kinh doanh, họ buộc phải thay đổi khẩu vị, phục vụ người Việt. Nhưng đâu đó giữa các hẻm Chợ Lớn, người Hoa vẫn nằm lòng các địa điểm ăn uống “nguyên bản”.

Dạo Chợ Lớn

(nguồn: Internet)

Dạo Chợ Lớn

Dạo Chợ Lớn

Một số quán ăn nổi tiếng của khu Chợ Lớn

Ở các gia đình người Hoa hoặc có mẹ/vợ là người Hoa, dễ bắt gặp những bữa ăn thịnh soạn trong bất kỳ buổi nào. Sự phát triển của ẩm thực Hoa cũng đã ảnh hưởng sâu sắc đến thói quen ăn uống của người Sài Gòn. Các món rất quen như: há cảo, hoành thánh, sủi cảo, phá lấu, bò pía… đều được xem như những đặc sản của Sài Gòn.

Dạo Chợ Lớn

Dạo Chợ Lớn

Những món ăn thường ngày của người Sài Gòn hầu hết có gốc Hoa

Dạo Chợ Lớn

(nguồn: Internet)

4. Triết lý: tiểu phú do cần

Kinh doanh giỏi, giàu có nhưng hầu hết người Hoa lại sống rất tiết kiệm. Một trong những triết lý của họ là cần–kiệm. Ở khu có người Hoa sinh sống, hầu như rất khó để kiếm được một kẻ “ăn mày”. Bởi họ không có thói quen cho tiền như nhiều người dân khác ở Sài Gòn. Ngược lại, người Hoa lại luôn sẵn sàng hỗ trợ việc làm, giúp người khác tự mưu sinh. Đối với họ, giúp là phải giúp cho giàu, không phải chỉ để có ăn cho qua ngày đoạn tháng.Thành ra người Hoa ở Chợ Lớn đa phần đều cần mẫn làm việc, không nhờ vả và cũng ít phung phí.

Dạo Chợ Lớn

Người Hoa sẵn sàng hỗ trợ nhau mưu sinh

Họ chỉ thực sự “vung tiền” làm từ thiện trong các buổi bán đấu giá vật phẩm có tổ chức quy mô trong các lễ Tết. Số tiền được “vung” ra luôn nhiều hơn 10 con số, tất cả đều có mục đích vì tôn giáo, hỗ trợ đồng hương.

cl19

Dạo Chợ Lớn

Họ chỉ làm từ thiện với số tiền lớn trong các công trình tôn giáo

Người Hoa hầu hết có tầm nhìn trong buôn bán. Họ đặt chữ tín hàng đầu nên thường giữ được mối làm ăn lâu dài với thương lái trong và ngoài nước. Chính vì thế mà dù chỉ chiếm 7% dân số Sài Gòn như tỉ trọng doanh nghiệp của người Hoa lại chiếm 30% ở thành phố đầu tàu đất nước.

Dạo Chợ Lớn

Một ngôi nhà cổ xưa của người Hoa ở Sài Gòn

5. Bằng cấp là thứ yếu

Dạo Chợ Lớn

(nguồn Internet)

Ngược lại với sự phát triển của kinh doanh, buôn bán, người Hoa tỏ ra ít coi trọng bằng cấp. Với họ, quan trọng hơn cả là sự cần mẫn và năng suất lao động. Chỉ cần làm việc hoặc quen biết ai đó làm việc dưới một người sếp gốc Hoa, bạn sẽ dễ dàng nhận ra anh ta coi trọng khả năng đến thế nào. Ngay cả ngoại hình, giao tiếp cũng không thực sự quan trọng. Vì thế, hầu hết các gia đình có truyền thống kinh doanh đều coi nhẹ việc học của con cái, so với người Kinh.

Dạo Chợ Lớn

Gia đình Hoa thường khuyến khích con buôn bán sớm

Đi dọc Chợ Lớn, dễ nhận ra nhiều bạn trẻ đang độ tuổi đi học đã bắt đầu bán lớn buôn bé ở đây cùng gia đình. Hay cụ thể hơn là Quận 5 nhiều trường cấp 2 hơn cấp 3. Người Hoa luôn muốn con cái được tiếp xúc sớm với kinh doanh. Họ có thể khắt khe với con ngay từ nhỏ bằng việc cho thôi học, bắt đi làm công để sau này đứa trẻ đủ hiểu biết để gánh vác truyền thống.

6. Sức khỏe và “chợ người giàu”

Người Hoa rất chăm lo cho sức khỏe bản thân. Bằng chứng là bên cạnh những con đường đầy đủ các mặt hàng để phục vụ cuộc sống, Chợ Lớn có cả một dãy các cửa hàng thuốc Đông y gia truyền rất lớn. Các bài thuốc này, song song với Tây y, là phương thức chữa trị giá trị nhất thế giới. Và cũng không bất ngờ, bệnh viện ở Quận 5 nhiều hơn các quận lân cận.

Bệnh viện An Bình

Bệnh viện An Bình là điểm bắt đầu của khu người Hoa tại Quận 5

Dù mang “tiếng xấu” trên truyền thông về việc kinh doanh nhiều mặt hàng kém chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn, người Hoa lại rất cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm, hàng hóa. Bán ở nhiều chợ lớn nhỏ khắp Quận 5, người Hoa vẫn thường chọn mua hàng ở “chợ người giàu” – nơi có giá thành khá chát nhưng được đánh giá là “đáng đồng tiền”, phục vụ chủ yếu cho người Hoa.

Dạo Chợ Lớn

Một tiệm bánh uy tín của người Hoa. Để mua được bánh trong các dịp lễ, người ta phải xếp hàng rất dài

Bên cạnh đó, trong rất nhiều các món ăn của người Hoa, người ta luôn nghe một mùi vị rất đặc trưng của thảo dược. Hay trong các bộ phim truyền hình cổ trang, các món ăn luôn đi kèm với những khả năng chữa trị và tăng cường sức khỏe một cách “thần thánh”. Điều đó đủ chứng minh cho người ta thấy được, Hoa là một dân tộc coi trọng sức khỏe hơn hết.

Một số fun fact

Người Hoa sẽ khắt khe hơn khi làm việc với người miền Bắc. Dễ tính hơn với người Nam.

Fun fact về người Hoa

Người Hoa khó tính hơn khi làm việc với người miền Bắc

Giữa người Hoa ở Việt Nam và người Việt Nam, người Hoa ở Trung Quốc “kỳ thị” người Hoa hơn.

Hầu hết người Hoa coi trọng anh em (bang hội) hơn gia đình.

Chợ Lớn được xem là Chinatown lớn nhất thế giới.

Không có sự phân biệt đối xử nào đối với người Kinh và người Hoa khi đi mua hàng lẻ giá sỉ ở Chợ Lớn.

Người Hoa ít ham rẻ, chủ yếu ăn uống, mua sắm ở một số địa chỉ uy tín với giá thành cao hơn trung bình.

Giàu có vẫn rất ít khi mua đất, đổi nhà. Người Hoa rất kỹ về phong thủy nên đã làm ăn được ở đâu thì không thay đổi. Quán xá dù nhỏ, nếu làm ăn phát đạt vẫn chỉ làm thêm cơ sở mới, không xây lên.

Bạn của người viết biết tới 3 thứ tiếng Hoa: Quảng Đông, Triều Châu, phổ thông. *Giỏi quá!*

Dạo Chợ Lớn

Một khu người Hoa ở đường Trần Hưng Đạo

Dạo Chợ Lớn

Kiến trúc nhà cơ bản của người Hoa, họ thường ít thay đổi chuyện nhà cửa

Tôi không đề cập gì đến người Kinh trong các yếu tố kể trên. Cốt là để số đông những người đọc được bài viết này (hẳn là người Kinh?) có thể dùng cách nhìn của mình để đánh giá chủ quan nhưng thực tế nhất, hơn thua giữa Kinh – Hoa. Lúc đó, chúng ta sẽ biết sống và học hỏi ở nhau điều gì cho dài lâu.

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan