19-01-2024 13:38

Cửa thành cổ còn dấu đạn đại bác giữa lòng Hà Nội

Cửa thành cổ còn dấu đạn đại bác giữa lòng Hà Nội

Hai vết đạn đại bác của quân Pháp hiện vẫn lưu dấu trên Bắc Môn – cửa bắc của thành Hà Nội.

Cửa thành cổ còn dấu đạn đại bác giữa lòng Hà Nội

Bắc Môn là cửa duy nhất còn lại của thành Hà Nội thời Nguyễn. Du khách đi ngang phố Phan Đình Phùng ngày nay có thể dễ dàng chiêm ngưỡng công trình này.

Bắc Môn là cửa duy nhất còn lại của thành Hà Nội thời Nguyễn. Du khách đi ngang phố Phan Đình Phùng ngày nay có thể dễ dàng chiêm ngưỡng công trình này.

Năm 1805, do Thăng Long không còn là kinh đô, vua Gia Long đã cho xây dựng thành mới, mang tên Bắc thành, có quy mô nhỏ hơn nhiều so với thành Thăng Long. Năm 1831, vua thứ hai của nhà Nguyễn là Minh Mạng cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Bắc thành có tên là thành Hà Nội.

Năm 1805, do Thăng Long không còn là kinh đô, vua Gia Long đã cho xây dựng thành mới, mang tên Bắc thành, có quy mô nhỏ hơn nhiều so với thành Thăng Long. Năm 1831, vua thứ hai của nhà Nguyễn là Minh Mạng cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Bắc thành có tên là thành Hà Nội.

Ba chữ “Chính Bắc Môn” gắn trên vòm cửa.

Ba chữ “Chính Bắc Môn” gắn trên vòm cửa.

Hai vết đạn đại bác của quân Pháp bắn từ tàu chiến dưới sông Hồng vào cổng thành trong trận đánh chiếm thành Hà Nội ngày 25/4/1882.

Hai vết đạn đại bác của quân Pháp bắn từ tàu chiến dưới sông Hồng vào cổng thành trong trận đánh chiếm thành Hà Nội ngày 25/4/1882.

Hiện tất cả tường thành và lối lên vọng lâu phía trên đã bị phá hủy. Một cầu thang thép được dựng lên để khách tham quan có thể đi lên mặt cổng thành.

Hiện tất cả tường thành và lối lên vọng lâu phía trên đã bị phá hủy. Một cầu thang thép được dựng lên để khách tham quan có thể đi lên mặt cổng thành.

“Vọng lâu” có dạng phương đình được phục dựng lại trên mặt cổng thành. Nơi đây đặt bài vị và tượng thờ hai Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu - những người anh hùng đã hy sinh khi đánh giặc để giữ thành Hà Nội.

“Vọng lâu” có dạng phương đình được phục dựng lại trên mặt cổng thành. Nơi đây đặt bài vị và tượng thờ hai Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu – những người anh hùng đã hy sinh khi đánh giặc để giữ thành Hà Nội.

Tượng Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Tổng đốc Hoàng Diệu làm bằng đồng, đặt trong phần lầu dựng khung gỗ.

Tượng Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Tổng đốc Hoàng Diệu làm bằng đồng, đặt trong phần lầu dựng khung gỗ.

Cửa Bắc thành Hà Nội hiện nằm trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Du khách muốn lên vọng lâu có thể mua vé tham quan Hoàng thành ở cổng trên đường Hoàng Diệu, giá 30.000 đồng mỗi lượt. Khu này mở cửa các ngày trong tuần, trừ thứ hai, từ 8h đến 17h.

Cửa Bắc thành Hà Nội hiện nằm trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Du khách muốn lên vọng lâu có thể mua vé tham quan Hoàng thành ở cổng trên đường Hoàng Diệu, giá 30.000 đồng mỗi lượt. Khu này mở cửa các ngày trong tuần, trừ thứ hai, từ 8h đến 17h.

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan