18-01-2024 16:34

Con đường xuyên Đại Tây Dương nối liền các đảo

Con đường xuyên Đại Tây Dương nối liền các đảo

Cây cầu mang tên Đại Tây Dương nổi tiếng ở Na Uy được xây dựng trên các hòn đảo nhỏ và đảo đá ngầm, kết nối với nhau bằng nhiều đường đắp cao, cầu cạn.

Đường Đại Tây Dương, Na Uy dài hơn 8 km, rộng 6.5 m được xây dựng nhằm kết nối các hòn đảo trong vùng biển Na Uy và thành phố Averoy với phần đất liền tại Eide. Nối giữa các đảo nhỏ và đảo đá ngầm là nhiều đường đắp cao, cầu cạn và 8 cây cầu. Ảnh: taberhols

Đường Đại Tây Dương, Na Uy dài hơn 8 km, rộng 6,5 m được xây dựng nhằm kết nối các hòn đảo trong vùng biển Na Uy và thành phố Averoy với phần đất liền tại Eide. Nối giữa các đảo nhỏ và đảo đá ngầm là nhiều đường đắp cao, cầu cạn và 8 cây cầu. Ảnh: taberhols

 Trong đó nổi bật nhất là cầu Storseisundet với hình dạng vặn xoắn theo cấu trúc địa chất khu vực. Cầu Storseisundet dài 260 m, có hình dạng uốn cong theo cấu trúc địa chất khu vực và hướng gió. Do có độ uốn cong cao nên ở một số góc nhìn người ta tưởng chừng như cây cầu bị cắt ngang ở đỉnh.

Trong đó nổi bật nhất là cầu Storseisundet với hình dạng vặn xoắn theo cấu trúc địa chất khu vực. Cầu Storseisundet dài 260 m, có hình dạng uốn cong theo cấu trúc địa chất khu vực và hướng gió. Do có độ uốn cong cao nên ở một số góc nhìn người ta tưởng chừng như cây cầu bị cắt ngang ở đỉnh.

Đường Đại Tây Dương được khởi công ngày 1/8/1983. Suốt thời gian xây dựng, khu vực này đã gánh chịu 12 trận cuồng phong. Đường được khánh thành vào ngày 7/7/1989, chi phí xây dựng là gần 15 triệu USD; 25% chi phí này được thu lại qua lệ phí cầu đường và phần còn lại lấy từ ngân sách. Kế hoạch thu phí dự kiến kéo dài trong 15 năm nhưng đến tháng 6/1999 đã thu xong và kể từ đó việc thu phí cũng được bãi bỏ. Tháng 12/2009, đường Đại Tây Dương được Cục Di sản văn hóa Na Uy công nhận là di sản văn hóa cần bảo quản và được xếp hạng tuyến đường du lịch quốc gia. Các công ty sản xuất ô tô khi làm phim quảng cáo rất hay sử dụng bối cảnh của con đường này vì sự độc đáo và hấp dẫn của nó. Ảnh: unvisitedplaces

Đường Đại Tây Dương được khởi công ngày 1/8/1983. Suốt thời gian xây dựng, khu vực này đã gánh chịu 12 trận cuồng phong. Đường được khánh thành vào ngày 7/7/1989, chi phí xây dựng là gần 15 triệu USD; 25% chi phí này được thu lại qua lệ phí cầu đường và phần còn lại lấy từ ngân sách. Kế hoạch thu phí dự kiến kéo dài trong 15 năm nhưng đến tháng 6/1999 đã thu xong và kể từ đó việc thu phí cũng được bãi bỏ. Tháng 12/2009, đường Đại Tây Dương được Cục Di sản văn hóa Na Uy công nhận là di sản văn hóa cần bảo quản và được xếp hạng tuyến đường du lịch quốc gia. Các công ty sản xuất ô tô khi làm phim quảng cáo rất hay sử dụng bối cảnh của con đường này vì sự độc đáo và hấp dẫn của nó. Ảnh: unvisitedplaces

  Năm 2006 nó được tạp chí The Guardian của Anh công bố là con đường có hành trình tốt nhất thế giới. Trước đó, con đường đã dành danh hiệu “Công trình xây dựng thế kỷ của Na Uy” trong năm 2005. Nó cũng được tạp chí Pravda của Nga bình chọn là một trong những con đường đẹp nhất thế giới năm 2009. Ảnh: wiki

Năm 2006 nó được tạp chí The Guardian của Anh công bố là con đường có hành trình tốt nhất thế giới. Trước đó, con đường đã dành danh hiệu “Công trình xây dựng thế kỷ của Na Uy” trong năm 2005. Nó cũng được tạp chí Pravda của Nga bình chọn là một trong những con đường đẹp nhất thế giới năm 2009. Ảnh: wiki

     Ngoài 8 cây cầu nằm dọc tuyến, đường Đại Tây Dương còn có 4 điểm dừng chân để nghỉ ngơi và ngắm cảnh. Nhiều khu vực dành cho du khách, bao gồm ăn uống, câu cá và có cả khu nghỉ dưỡng dành cho người đi lặn biển được xây dựng trên đảo. Ảnh: unvisitedplaces

Ngoài 8 cây cầu nằm dọc tuyến, đường Đại Tây Dương còn có 4 điểm dừng chân để nghỉ ngơi và ngắm cảnh. Nhiều khu vực dành cho du khách, bao gồm ăn uống, câu cá và có cả khu nghỉ dưỡng dành cho người đi lặn biển được xây dựng trên đảo. Ảnh: unvisitedplaces

  Du khách rất thích chinh phục cung đường này vào mùa biển động (từ đầu tháng 8), vì đây là cơ hội hiếm có để trải nghiệm những con sóng dồn dập, tung bọt trắng xóa và tràn qua cầu. Ảnh: unvisitedplaces

Du khách rất thích chinh phục cung đường này vào mùa biển động (từ đầu tháng 8), vì đây là cơ hội hiếm có để trải nghiệm những con sóng dồn dập, tung bọt trắng xóa và tràn qua cầu. Ảnh: unvisitedplaces

    Khi biển động thì việc đi ngang qua đường Đại Tây Dương là một thử thách đầy mạo hiểm và không dành cho những người yếu bóng vía. Tuy nhiên, ngắm cảnh Bắc cực quang từ trên đường Đại Tây Dương, khung cảnh ngoạn mục, kỳ ảo với những màu sắc lung linh sẽ cho bạn một trải nghiệm không thể nào quên. Ảnh: lyngstadcreations

Khi biển động thì việc đi ngang qua đường Đại Tây Dương là một thử thách đầy mạo hiểm và không dành cho những người yếu bóng vía. Tuy nhiên, ngắm cảnh Bắc cực quang từ trên đường Đại Tây Dương, khung cảnh ngoạn mục, kỳ ảo với những màu sắc lung linh sẽ cho bạn một trải nghiệm không thể nào quên. Ảnh: lyngstadcreations

  Có lẽ vì lý do đó mà trong buổi hoàng hôn, một phượt thủ vẫn mải miết chinh phục con đường nổi tiếng thế giới này. Ảnh: unvisitedplaces

Có lẽ vì lý do đó mà trong buổi hoàng hôn, một phượt thủ vẫn mải miết chinh phục con đường nổi tiếng thế giới này. Ảnh: unvisitedplaces

Theo Vnexpress.net

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan