18-01-2024 09:46

Chợ phiên chủ nhật ở Quản Bạ

Chợ phiên chủ nhật ở Quản Bạ

Chợ Quản Bạ (Hà Giang) họp phiên vào chủ nhật hàng tuần, là nơi tập trung buôn bán của các xã của huyện.

Du lịch Hà Giang ghé chợ phiên chủ nhật ở Quản Bạ

Huyện Đồng Văn – Hà Giang có khá nhiều các chợ phiên của các đồng bào dân tộc, các chợ phiên nơi đây gắn liền với cuộc sống của đồng bào. Mỗi chợ có một ngày họp phiên riêng, chợ Sà Phìn họp vào ngày Tỵ, Hợi, chợ Lũng Phìn họp vào các ngày Dần, Thân, chợ Phó Cáo họp vào ngày Thìn, Tuất, chợ Phó Bảng họp vào các ngày Tỵ Ngọ. Còn chợ Quản Bạ còn có một cái tên khác là chợ Quyết Tiến, thì họp phiên vào chủ nhật hàng tuần.

Cũng giống như các chợ phiên khác trong huyện, chợ Quản Bạ là nơi tập trung giao lưu, buôn bán sản vật của đồng bào dân tộc các xã của huyện. Ngoài chức năng là nơi buôn bán chợ còn là nơi tập trung sinh hoạt, giao lưu văn hóa của các đồng bào các dân tộc ở khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn.

Do ở trên cao, địa hình hiểm trở nên đồng bào nơi đây rất ít khi được giao lưu gặp gỡ, do đó các ngày chợ phiên được người dân hết sức mong chờ. Nói phiên chợ là ngày hội của người dân tộc nơi đây cũng không ngoa chút nào.

Đồng bào các dân tộc nơi đây khi xuống chợ đều mặc những bộ quần áo đẹp nhất của mình. Hàng hóa nông sản, thực phẩm ở đây phần lớn là hàng tự sản xuất tại nhà, chỉ vài nải chuối, vài cân lạc những người H’mông, người Dao, người Lô Lô… cũng mang xuống chợ để bán. Có lẽ đi chợ chỉ là cái cớ để họ gặp gỡ, giao lưu tình cảm. Mặt hàng quần áo, vải vóc trước kia cũng do đồng bào tự dệt may lấy, nhưng gần đây hàng nhập từ Trung Quốc sang đã chiếm hết thị phần.

Trong chợ những hàng ăn như hàng thắng cố thường rất đông, nay có cả những hàng chè như chợ ở dưới xuôi. Kem là món rất được các trẻ em và thanh niên ưa chuộng tuy kem ở đây phần đá là nhiều. Công nghệ thông tin phát triển, điện thoại di động cũng được bày bán ở các hàng điện tử.

Nhà văn Chu Thị Minh Huệ – Hội LHVHNT tỉnh Hà Giang cho biết chợ này không có chợ gia súc. Chợ Quản Bạ bán nhiều nhất là rau, vì xung quanh là vùng rau. Rau mùa này là rau cải Mèo, củ cải, rau đậu Hà Lan.

Đi chợ là để vui chơi, gặp gỡ nhau là chính nên người dân nơi đây phải uống rượu để bày tỏ tấm lòng mình. Họ uống khá nhiều, hàng rượu ngô bán bằng từng can 20 lít. Rượu ngô tuy chỉ 30 -35 độ nhưng chiều đến khi chợ tàn thì rất nhiều người đã say khướt. Từng đôi vợ chồng lại dìu nhau về trên đỉnh núi và lại hẹn phiên chợ sau gặp lại.

Cổng chợ Quản Bạ

Cổng chợ Quản Bạ

Cả chợ có một lò rèn của người H'mông

Cả chợ có một lò rèn của người H’mông

Cô gái người Dao đưa con xuống chợ

Cô gái người Dao đưa con xuống chợ

Rất nhiều các cô gái trẻ người Dao đi chợ phiên

Rất nhiều các cô gái trẻ người Dao đi chợ phiên

Chợ phiên khá phong phú về hàng hóa

Chợ phiên khá phong phú về hàng hóa

Hàng điện thoại cũng nhiều người hỏi mua

Hàng điện thoại cũng nhiều người hỏi mua

 Một nải chuối và ít lạc, cũng xuống chợ

Một nải chuối và ít lạc, cũng xuống chợ

Cuối chợ là hàng rượu Ngô

Cuối chợ là hàng rượu ngô

Theo Phạm Tô Chiêm/Tuổi Trẻ

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan