19-01-2024 08:56

Chàng trai Việt đi xe máy qua 23 nước cần xin bao nhiêu visa?

Chàng trai Việt đi xe máy qua 23 nước cần xin bao nhiêu visa?

Trần Đặng Đăng Khoa đã hoàn thành chặng đầu trong hành trình đi xe máy qua 35 nước của mình. Anh chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong việc xin visa và đem xe máy qua biên giới.

Chàng trai Việt đi xe máy qua 23 nước cần xin bao nhiêu visa?

Xuất phát từ TP.HCM, Việt Nam vào tháng 6/2017, Trần Đặng Đăng Khoa, chàng trai sinh năm 1987 ở Gò Công Tây, Tiền Giang, đang thực hiện hành trình đi xe máy vòng quanh thế giới, qua 35 nước trong 2 năm.

Hiện tại, anh đã đi được 150 ngày, 20.000 km qua 23 nước và đang ở tại Hamburg, Đức. Đăng Khoa đã có buổi nói chuyện chia sẻ về hành trình, những gì cần chuẩn bị và kinh nghiệm trong chặng đầu của chuyến đi ấn tượng này.

Lịch trình dự kiến của Đăng Khoa. Anh đang ở Đức sau khi đi qua 23 quốc gia. Đồ họa: Châu Châu.

Lịch trình dự kiến của Đăng Khoa. Anh đang ở Đức sau khi đi qua 23 quốc gia. Đồ họa: Châu Châu.

Chuẩn bị gì trước chuyến đi?

Theo Trần Đặng Đăng Khoa, để thực hiện chuyến đi như thế này, trước hết bạn cần có nhiều kinh nghiệm trong việc đi du lịch bằng xe máy. Trước khi lên đường, anh đã dành nhiều thời gian đọc sách, nghiên cứu bản đồ, tìm hiểu về điểm đến để lên kế hoạch cụ thể nhất. Đăng Khoa đã dành 2 năm cho việc chuẩn bị.

Với chuyến đi qua nhiều quốc gia, nhiều kiểu địa hình và khí hậu, từ vùng sa mạc tới các nước châu Âu, Đăng Khoa phải đem theo khá nhiều đồ đạc. Lời khuyên của anh là nên viết một danh sách vật dụng cần đem theo, chia làm 12 mục như quần áo, đồ đi xe, giấy tờ/tài liệu, cắm trại, vệ sinh cá nhân, sơ cứu, đồ sửa xe…

Đồ đạc của Đăng Khoa chuẩn bị trước chuyến đi được chia thành nhiều nhóm. Ảnh: NVCC.

Đồ đạc của Đăng Khoa chuẩn bị trước chuyến đi được chia thành nhiều nhóm. Ảnh: NVCC.

Theo anh, khi di chuyển đường dài bằng xe máy, bạn cần chọn mũ bảo hiểm loại tốt, trùm cả đầu và cằm. Đồ đạc cũng cần tính toán và sắp xếp để có đủ các đồ dùng thiết yếu nhưng không quá cồng kềnh, nặng nề.

Cần xin và mang theo giấy tờ gì?

Đăng Khoa cho biết một trong những câu hỏi người theo dõi chuyến đi của anh hay đặt ra nhất là chàng trai này đã xin Visa như thế nào và cần giấy tờ gì để đem xe máy qua 23 nước. Theo anh, khi tìm hiểu kỹ, bạn sẽ thấy việc mang xe máy qua các nước không có gì quá khó khăn, trừ một số quốc gia đặc biệt như Thái Lan hay Myanmar, chỉ cần có đủ giấy tờ theo nước sở tại yêu cầu.

Để thực hiện chuyến đi, Đăng Khoa mang theo 3 nhóm giấy tờ chính: cho người (Visa), cho xe và các giấy tờ khác. Trước hết, về visa, Đăng Khoa cho biết tuy đi qua 23 nước, nhưng không phải đến nước nào anh cũng cần phải xin Visa của quốc gia đó.

Trong đó, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á miễn Visa cho người Việt Nam, một số quốc gia cấp Visa on arrival (cấp khi nhập cảnh, không cần xin trước) hoặc eVisa (Visa điện tử). Anh đã xin trước Visa Schengen dành cho 26 quốc gia trong khối Schengen ở châu Âu nên việc nhập cảnh các nước này trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Do đó, trên thực tế, trước khi đi, anh chỉ xin 3 Visa của Ấn Độ, Pakistan và Schengen (Visa Iran được xin khi ở Pakistan).

Bí quyết của anh là xin Visa Schengen trước, sau đó đến Ấn Độ và Pakistan, do thời hạn Visa Schengen và Ấn Độ dài (1-2 năm), còn Visa Pakistan thì chỉ có thời hạn 90 ngày nên cần xin trong thời gian gần lúc khởi hành.

Đem xe máy qua các nước dễ hay khó?

Để đem xe máy qua các cửa khẩu, Đăng Khoa cho biết anh đã đem theo 2 bằng lái xe quốc tế (một của Việt Nam cấp và một của Mỹ cấp), đăng ký xe và Carnet de Passages en Douane (CPD). Theo anh chia sẻ, đăng ký xe của Việt Nam có chữ tiếng Anh nên thuận tiện hơn. Tuy nhiên, việc chỉ ghi loại xe (Wave) thay vì ghi hãng xe (Honda) khiến anh mất nhiều thời gian giải thích ở cửa khẩu.

Đăng Khoa đến Paris, kết thúc chặng đầu tiên của hành trình. Ảnh: NVCC.

Đăng Khoa đến Paris, kết thúc chặng đầu tiên của hành trình. Ảnh: NVCC.

Carnet de Passages en Douane (CPD) là loại giấy tờ khiến Đăng Khoa tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nhất. Anh mất 2 năm tìm hiểu, hỏi han thông tin để xin được loại giấy tờ này. CPD giống như hộ chiếu dành cho phương tiện, cũng được đóng dấu khi qua các cửa khẩu, trong đó có ghi tên chủ sở hữu và thông tin xe.

Để có CPD, bạn phải đặt cọc trước số tiền tương đương giá trị xe. Loại giấy tờ này cho phép chủ sở hữu đưa xe qua biên giới mà không cần đặt cọc tiền. Sau đó, khi về Việt Nam nếu đủ dấu, bạn sẽ được hoàn tiền. Để đi qua Nepal, Ấn Độ, Pakistan và Iran, Đăng Khoa buộc phải xin CPD. Anh phải mất khá nhiều thời gian xin từ Malaysia do Việt Nam không thuộc các nước sử dụng giấy tờ này.

Thái Lan là một trường hợp đặc biệt do từ tháng 6/2017, quốc gia này không cho phép du khách mang xe qua cửa khẩu mà phải thông qua một công ty du lịch. Đăng Khoa đã chuẩn bị trước đầy đủ các loại giấy tờ để đưa xe sang Thái Lan. Anh chọn cách bay qua Myanmar để tiết kiệm thời gian do việc đem xe máy vào đây và di chuyển rất khó khăn, bất tiện.

Đăng Khoa chia sẻ rằng việc đem xe máy và xin Visa trên thực tế không quá khó khăn như nhiều người tưởng tượng, điều quan trọng là bạn cần có đam mê, sự kiên trì, dành thời gian tìm hiểu thông tin và có sự tính toán hợp lý.

Theo Hoàng Linh/Zing news

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan