Mục lục
“Không ai nói về tổ tiển của mình một cách báng bổ như thế” – Kiến trúc sư Trần Huy Ánh nói về ý kiến của Hiệp hội Vận tải Hà Nội với việc xây cầu vượt ở Đàn Xã Tắc…
>> Hà Nội 10 điều chỉ có những người ở lâu mới biết
>> So sánh vui giữa Hà Nội và Sài Gòn
Trước thông tin của Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, việc xóa đi Đàn Xã Tắc là hợp lý vì đó là biểu tượng của chế độ phong kiến mục nát, ông Dương Trung Quốc kết luận: “Đó là câu nói của người… Ngu”. Còn Kiến trúc sư Trần Huy Ánh thì bảo rằng, “nói ngu là còn nhẹ”.
Tàu điện ngầm ảnh hưởng đến “long mạch” của Hồ Gươm?
Xung quanh việc xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc, theo văn bản gửi Thành phố, đại diện Hiệp hội Vận tải, ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch hiệp hội cho rằng, người dân và các doanh nghiệp vận tải Hà Nội mong muốn cầu vượt Xã Đàn theo thiết kế đã công bố được sớm thi công và hoàn thành đúng tiến độ để cuộc sống của người dân được cải thiện.
“Nếu như dừng lại công trình cầu vượt qua Đàn Xã Tắc thì dẫn đến “tắc Xã Đàn”, lúc đó chưa thấy trời đất linh thiêng ở đâu mà chỉ thấy hàng chục vạn người dân phải khổ sở vì ách tắc giao thông, vì ô nhiễm khói bụi…”, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên nhấn mạnh.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cũng nhận định, Đàn Xã Tắc có thể là phế tích của một triều đại phong kiến đã bị phá hủy, nhưng cho rằng đây là khu tâm linh trời và đất của đất nước ta là ngộ nhận. “Tâm linh là ở trong tâm thức của con người, khu vực Đàn Xã Tắc không thể coi là văn hóa tâm linh của người Việt” – ông Bùi Danh Liên khẳng định.
Đại diện Hiệp hôi Vận tải Hà Nội còn đặt câu hỏi: “Chúng ta không cho cầu vượt chạy qua, liệu chúng ta có cho khai quật tại những khu dân cư của các phường giáp ranh không? hoặc giả sử khi thi công đường lại phát hiện một số nền gạch khác thì xử lý ra sao? hay chúng ta dời Hà Nội lên Xuân Mai, Ba Vì?”
Từ những phân tích trên, đại diện Hiệp hội Vận tải Hà Nội “mong muốn các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo quyết liệt xây dựng cầu vượt Xã Đàn hoàn thành đúng tiến độ để Thủ đô để có đường hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân”.
Phát biểu ý kiến về vấn đề này trên báo chí, nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định, Đàn Xã Tắc là di tích lịch sử quốc gia, được Luật Di sản bảo hộ. Khi xây bất cứ công trình nào ở đây, phải theo pháp luật. Nếu có khó khăn, có thể tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn, trong đó, có cả những nhà chuyên môn về khoa học xã hội và nhân văn.
Ông Dương Trung Quốc phân tích, sở dĩ công chúng phản ứng với việc xây cầu vượt tại Đàn Xã Tắc vì người dân cho rằng đây là nơi linh thiêng. “Muốn được sự ủng hộ của nhân dân, cần công khai xem cầu vượt đi như thế nào? Rõ ràng, Hà Nội chưa mấy quan tâm đến ý kiến quần chúng” – ông Dương Trung Quốc nói.
Ông Dương Trung Quốc cũng nói rằng “Đàn Xã Tắc là nơi tế thần đất và thần nông, hằng năm vua đứng lên thay mặt nhân dân tế. Đó là nghi thức truyền thống hàng nghìn năm. Nếu nói tâm linh là ở trong tâm thức của con người, thì trong nhà bỏ bàn thờ đi. Nhà ai cũng vậy, bao giờ nơi rộng nhất cũng là để bàn thờ tổ tiên”.
Đặc biệt, trả lời trên tờ báo Infornet, nhận xét về nhận định của Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng hình ảnh Đàn Xã Tắc đại diện cho chế độ phong kiến mục nát, ông Dương Trung Quốc đã rất bức xúc và thẳng thừng cho rằng, “đó là câu nói của người… ngu”.
Bất ngờ hơn khi trao đổi với VnMedia về nhận xét có vẻ khá nặng nề của nhà sử học Dương Trung Quốc, kiến trúc sư Trần Huy Ánh, (hội Kiến trúc sư Việt Nam) đã nói thẳng rằng, “Ông Quốc nói ngu là còn… nhẹ”.
“Không ai nói về tổ tiển của mình một cách báng bổ như thế” – Kiến trúc sư Trần Huy Ánh bức xúc nói. Theo ông Ánh, khi thiết kế một công trình giao thông, các kỹ sư có rất nhiều cách, rất nhiều giải pháp, rất nhiều sự sáng tạo để vừa đảm bảo sự an toàn, vừa đảm bảo về thẩm mỹ, “nhưng không ai có thể sáng tạo được lịch sử” – ông Ánh nói.
Được hỏi về việc xây cầu vượt, ông Ánh cho rằng, cầu vượt cũng là một sự sáng tạo, tuy nhiên, trong số rất nhiều giải pháp thì có lẽ cầu vượt không phải là giải pháp duy nhất phải dùng cho khu vực Đàn Xã Tắc.
Thời gian gần đây, giải pháp cầu vượt nhẹ đã giúp giao thông Hà Nội được cải thiện rất nhiều, đặc biệt là tình trạng ùn tắc tại các ngã tư. “Thừa thắng xông lên”, Hà Nội quyết định làm thêm hàng loạt cầu vượt tại các ngã khác. Tuy nhiên, vấn đề xây cầu vượt cũng bắt đầu nhận được một số ý kiến phản biện khi cho rằng, Hà Nội không nhất thiết phải xây cầu vượt ở tất cả các ngã tư. Thêm vào đó, việc phải phá dỡ đi những cây cầu đi bộ mới được xây dựng cách đây không lâu cũng khiến cho dư luận lên tiếng về sự lãng phí và cách quy hoạch thiếu tầm nhìn.
- Khách sạn A25 Đội Cấn Hà Nội, 2 sao, giá tham khảo ngày 5/7/2013 399,000 VND/ đêm - Khách sạn Hồng Anh Hà Nội, 2 sao, giá tham khảo ngày 5/7/2013 344,000VND/đêm Các khách sạn giá rẻ ở Hà Nội
***
Nguồn: Cẩm nang du lịch cùng ivivu.com – baomoi.com