27-01-2024 14:00

Cầu sông Hàn Đà Nẵng – Biểu tượng của thành phố đáng sống nhất Việt Nam

Cầu sông Hàn Đà Nẵng – Biểu tượng của thành phố đáng sống nhất Việt Nam

Năm 1997, một năm sau khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, cầu sông Hàn Đà Nẵng đã được khởi công xây dựng, công trình mang nhiều ý nghĩa to lớn và có tính đột phá về cơ sở hạ tầng của thành phố Đà Nẵng!

Cầu sông Hàn Đà Nẵng – Biểu tượng của thành phố đáng sống nhất Việt Nam

Cầu sông Hàn Đà Nẵng không chỉ là công trình chào mừng thiên niên kỷ thứ ba mà còn là công trình đánh dấu bước ngoặt chuyển mình to lớn của thành phố Đà Nẵng, biểu tượng cho khát vọng vươn lên của người dân thành phố trong thời kỳ mới.

Cầu Sông Hàn trong ánh hoàng hôn. Ảnh: VnExpress.

Cầu sông Hàn trong ánh hoàng hôn. Ảnh: VnExpress

Thành phố Đà Nẵng sau giải phóng chỉ có một cây cầu Nguyễn Văn Trỗi phục vụ việc đi lại của người dân. Muốn đến trung tâm thành phố, người dân quận Sơn Trà phải đi phà. Người dân rất mong mỏi có cầu để việc di chuyển thuận lợi và nhanh hơn.

Ảnh: minhquan.nguyen

Cầu sông Hàn Đà Nẵng lung linh về đêm. Ảnh: minhquan.nguyen

Để thực hiện ý nguyện của người dân, chính quyền và nhân dân cùng nhau đóng góp đã xây dựng nên cây cầu quay. Do đó, cầu sông Hàn Đà Nẵng được khởi công ngày 2-9-1998 và khánh thành đúng dịp kỷ niệm 25 năm giải phóng thành phố, 29-3-2000.

Ảnh: rinna_dttl

Ảnh: rinna_dttl

Cầu sông Hàn trở thành cây cầu quay đầu tiên và duy nhất do kỹ sư cùng đội công nhân Việt Nam tự thiết kế, thi công. Cầu dài 487,7m, rộng 12,9m, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33m, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và 2 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7m.

Ảnh: _david.l03.

Ảnh: _david.l03

Bến phà nay đã được thay thế bằng cầu quay mới xây dựng từ sự đóng góp của người dân đã là biểu tượng khát vọng của cả Đà Nẵng. Hình ảnh cây cầu sông Hàn vắt qua sông mang vẻ đẹp hiện đại, đánh dấu sự phát triển của thành phố và là hiện thân của ký ức nguyên sơ về buổi đầu gian khó của thành phố Đà Nẵng.

Ảnh: cangdet_997

Ảnh: cangdet_997

Cầu quay Sông Hàn nhìn từ xa.

Cầu quay Sông Hàn nhìn từ xa

Cầu sông Hàn được thiết kế xoay vì mục đích khơi thông cho các tàu thuyền qua lại, phục vụ giao thông đường thủy. Đến khoảng nửa đêm, phần giữa của cây cầu sẽ quay 90 độ quanh trục và nằm dọc theo dòng chảy của sông, mở đường cho tàu lớn đi qua. Khoảng 4 giờ sáng hôm sau cầu sẽ quay trở lại trục như cũ.

cau-quay-song-han-ivivu

Hiện nay nhiều tàu thuyền lớn không còn qua lại nữa nên việc xoay cầu đã ít đi và chủ yếu phục vụ cho công tác bảo dưỡng cầu. Cầu sông Hàn đã khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng rộng lớn phía đông thành phố, là biểu tượng văn hóa độc đáo, niềm tự hào của Đà Nẵng.

Ảnh: dvt.81

Ảnh: dvt.81

Theo thời gian, Đà Nẵng ngày càng khẳng định vị trí trong trái tim của du khách trong và ngoài nước. Số lượng du khách đến thành phố tăng đều, bên cạnh các điểm du lịch đặc sắc nổi tiếng khác của thành phố thì hoạt động ngắm cầu sông Hàn Đà Nẵng quay về đêm cũng rất thú vị, thu hút sự chú ý của nhiều khách tham quan.

Ảnh: kimoanh7894

Ảnh: kimoanh7894

Sau cột mốc đánh dấu của cầu sông Hàn, dần dà Đà Nẵng đã trở thành “thành phố của những cây cầu”, với nhiều cây cầu khác như cầu Rồng, cầu Thuận Phước, cầu Trần Thị Lý… Nhưng có lẽ cầu sông Hàn vẫn đóng vai trò quan trọng trong lòng của người dân và du khách Đà Nẵng.

Ảnh: @macho.film

Ảnh: @macho.film

Hãy đặt tour Đà Nẵng tại iVIVU để được tư vấn tận tình và được ưu đãi hấp dẫn! Đừng quên theo dõi blog iVIVU nhận thông báo mới nhất về các bài viết hữu ích!

Theo iVIVU.com

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan