18-01-2024 09:59

Cầu Hiền Lương điểm check-in không thể bỏ qua khi đến Quảng Trị

Cầu Hiền Lương điểm check-in không thể bỏ qua khi đến Quảng Trị

Nếu như trước kia, cầu Hiền Lương từng là nhân chứng lịch sử, đánh dấu bước ngoặc quan trọng của dân tộc thì giờ đây, chiếc cầu đã được khoác lên mình “chiếc áo” mới toanh, khiến ai ngang qua cũng phải dừng chân đứng lại, lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt đẹp trên cầu.

Cầu Hiền Lương điểm check-in không thể bỏ qua khi đến Quảng Trị

Cầu Hiền Lương nối liền quốc lộ 1A, bắc qua sông Bến Hải tại km 735 thuộc thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Ảnh:@sebnemarasl

Ảnh:@sebnemarasl

Ảnh:@hellenhuyen

Ảnh:@hellenhuyen

Ảnh:@ppikiu

Ảnh:@ppikiu

Sông Bến Hải bắt nguồn từ núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn và chảy dọc theo vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông rồi đổ ra cửa biển Cửa Tùng. Sông Bến Hải có tổng chiều dài gần 100km, nơi rộng nhất khoảng 200m, nơi hẹp nhất khoảng 20 -30m, là ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh của tỉnh Quảng Trị.

Ảnh:@trucccccccccccc

Ảnh:@trucccccccccccc

Ảnh:@the_laiability

Ảnh:@the_laiability

Ảnh:@tuanhh__

Ảnh:@tuanhh__

Theo Hiệp định Geneve 1954, Việt Nam tạm thời chia làm hai miền và lấy vĩ tuyến 17 với con sông Bến Hải làm ranh giới. Cũng từ đây, cầu Hiền Lương trở thành chứng nhân lịch sử của 20 năm chia cắt đất nước.

Ảnh:@mandy.lai77

Ảnh:@mandy.lai77

Ảnh:@ppikiu

Ảnh:@ppikiu

Cầu Hiền Lương đầu tiên được xây dựng năm 1928, do chính quyền phong kiến phủ Vĩnh Linh huy động nhân dân trong vùng đóng góp công sức. Năm 1952, thực dân Pháp đã xây dựng cầu Hiền Lương, chiều dài 198m với 7 nhịp. Sau Hiệp định Geneve năm 1954, cầu là nơi phân chia giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền Nam-Bắc. Trong chiến tranh chống Mỹ, cầu là nơi bị đánh phá ác liệt và đến năm 1967 thì bị sập hoàn toàn.

Ảnh:@hoangduc__nguyen

Ảnh:@hoangduc__nguyen

Ảnh:@ntquang79

Ảnh:@ntquang79

Ảnh:@_baothiiiii_

Ảnh:@_baothiiiii_

Năm 1974, Bộ GTVT đã xây dựng chiếc cầu dàn thép phía hạ lưu, phục vụ giao thông trên tuyến quốc lộ 1A, nối miền Bắc với Quảng Trị để vận chuyển hàng hóa, thuốc men, quân lương phục vụ chiến trường miền Nam và cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Ảnh:@kaoppoon

Ảnh:@kaoppoon

Ảnh: Trần Huy Thắng

Ảnh: Trần Huy Thắng

Năm 1999, cầu Hiền Lương bằng bê tông cốt thép đã được xây dựng nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Ảnh:@prepreawiiz

Ảnh:@prepreawiiz

Ảnh:@huykira

Ảnh:@huykira

Tháng 12/1986, khu di tích đôi bờ Hiền Lương được xếp hạng di tích cấp quốc gia, năm 2014 cầu được phục dựng lại với hai màu sơn xanh và vàng, nêu bật giá trị và ý nghĩa của sự thống nhất, toàn vẹn non sông. Đây là điểm sáng trong hành trình của du khách trong và ngoài nước tìm về nơi đây để hoài niệm một thời đất nước chịu cảnh chia cắt, hiểu được sức mạnh của một dân tộc tha thiết yêu hoà bình, một ý chí và khát vọng giành độc lập tự do, để có một Việt Nam tươi đẹp như hôm nay.

San San

Đánh giá