Tín ngưỡng phồn thực tồn tại suốt hàng nghìn năm lịch sử VN, thể hiện ở hai dạng thức: thờ cơ quan sinh dục và thờ hành vi giao phối, với các hiện vật biểu tượng sex truyền thống rất độc đáo.
Nhà mồ của người dân tộc Bana ở Việt Nam có hàng rào được trang trí bằng những bức tượng gỗ thể hiện các hình ảnh tượng trưng cho khả năng sinh sản của con người. Những bức tượng này biểu hiện ý niệm về sự hoà hợp, phôi thai sự sống và sinh thành, vượt lên cái chết để bắt đầu cho việc sinh sôi nảy nở ở một thế giới khác.
Trên tâm mặt trống là hình mặt trời với những tia sáng biểu trưng cho sinh thực khí nam, và giữa các tia sáng là một hình lá với khe ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ.
Từ thời xa xưa, chày và cối – bộ công cụ thiết thân của người làm nông cũng là những vật tượng trưng cho sinh thực khí nam và nữ, còn việc giã gạo là tượng trưng cho hành động giao phối. Trên các trống đồng Đông Sơn khắc rất nhiều những hình nam nữ giã gạo từng đôi.
Trò cướp cầu – một trò chơi truyền thống phổ biến ở vùng đất tổ Phong Châu (Phú Thọ) cũng mang đậm màu sắc phồn thực. Trong trò chơi này, hai phe tranh nhau một quả cầu màu đỏ (dương), ai cướp được thì mang về thả vào hố (âm) của bên mình.
Hội làng Đồng Kị (Hà Nội) có tục rước sinh thực khí làm bằng gỗ vào ngày 6 tháng Giêng hàng năm. Khi tan hội, sinh thực khí sẽ được đốt đi và tro đem chia cho mọi người mang ra rắc ngoài ruộng – hành động này có tác dụng như một ma thuật truyền sinh cho mùa màng.
Ở Hòn Đỏ (Khánh Hòa) khi nhiều ngày liên tục không đánh được cá, một người đại diện của ngư dân sẽ tới một địa điểm linh thiêng, nơi có Lỗ Lường – tượng trưng cho sinh thực khí nữ. Tại đây người hành lễ sẽ cầu xin, lạy 3 lạy và cầm vật tượng trưng cho sinh thực khí nam đâm vào Lỗ Lường 3 lần.
Trên nắp thạp đồng niên đại 500 năm TCN tìm thấy ở Đào Thịnh (Yên Bái), xung quanh hình mặt trời với các tia sáng là tượng 4 đôi nam nữ đang giao hợp, được thể hiện rất sinh động.
Linga và Yoni có thể đứng riêng, nhưng cũng có khi chồng lên nhau, biểu thị cho tính âm-dương kết hợp, tạo ra sự hủy diệt và tái sinh của vũ trụ.
Luôn xuất hiện cùng Linga là Yoni – biểu tượng của cơ quan sinh thực khí nữ. Yoni được cách điệu bằng một khối đá hình vuông, có khe hở, có môi đưa nước ra ngoài.
Hình tượng Linga – cơ quan sinh thực khí nam – là một vật thờ linh thiêng của người Chăm. Hình tượng này có nguồn gốc là một biểu tượng thờ phụng của vị thần Ấn Độ giáo Shiva. Linga xuất hiện trong rất nhiều di tích của người Chăm ở miền Trung Việt Nam.
Ở Hà Tĩnh và nhiều địa phương có tục thờ cúng nõ nường (nõ: cái nêm, tượng trưng cho sinh thực khí nam; nường: nang, mo nang, tượng trưng cho sinh thực khí nữ). Cao trào của buổi lễ cũng là việc người đàn ông cầm “nõ” để thể hiện động tác giao hoan với một người phụ nữ cầm “nường”.
Điều đặc biệt trong lớp tượng mang ý nghĩa phồn thực của người Tây Nguyên là việc khắc hoạ hình tượng rất cụ thể, gần gũi với đời thực.
Theo Cẩm Nang Du Lịch iVIVU – Nguồn: Kiến Thức