27-01-2024 15:44

Bảo tháp Bình Sơn Vĩnh Phúc – Công trình đặc biệt sống mãi với thời gian

Bảo tháp Bình Sơn Vĩnh Phúc – Công trình đặc biệt sống mãi với thời gian

Tháp Bình Sơn (huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) được làm bằng đất nung từ thời Lý – Trần, dù trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn còn tươi màu gạch non và không hề bị rêu phủ.

Bảo tháp Bình Sơn Vĩnh Phúc – Công trình đặc biệt sống mãi với thời gian

“Hễ ai qua bến đò Then

Dừng chân mà ngắm tháp tiên bên đường.”

Tháp Bình Sơn. Ảnh: VTV.vn

Tháp Bình Sơn. Ảnh: VTV.vn.

Diềm mái. Ảnh: Báo Pháp luật.

Diềm mái. Ảnh: Báo Pháp Luật.

Hai câu thơ nói về bảo tháp Bình Sơn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian thể hiện vẻ đẹp tuyệt trần của tháp. Vì thế đây được xem là tòa tháp đẹp nhất xứ Bắc, mang kiến trúc tiêu biểu của thời đại Lý – Trần. Tháp nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh, thường gọi là chùa Then. Vì thế tháp còn có tên là tháp Then.

Ảnh: phatgiao.org.vn

Ảnh: phatgiao.org.vn.

Ảnh: Báo Pháp luật.

Ảnh: Báo Pháp Luật.

Phải đến gần tháp Bình Sơn mới thấy rõ vẻ đẹp của tháp bằng đất nung đã tồn tại qua 7 thế kỷ. Nhìn từ dưới, màu đất nung đỏ tươi như tự tỏa sáng, chân tháp có nhiều vành đai cánh sen chồng lên nhau tạo cảm giác như tòa tháp được mọc lên từ một bông sen lớn.

Phần chóp tháp đã không còn. Ảnh: phatgiao.org.vn

Phần chóp tháp đã không còn. Ảnh: phatgiao.org.vn.

Thân của tháp cấu trúc bằng hai lớp gạch: gạch khẩu chịu lực có nhiều kích cỡ được sử dụng xây bệ, xây bên trong tháp và giật cấp làm mái phân tầng. Xung quanh tháp được ốp một lớp gạch vuông, phủ kín thân tháp. Mặt ngoài của gạch đều có hoa văn. Các nghệ nhân đã dựa vào tầm nhìn của người chiêm ngưỡng mà trang trí hoa văn tinh xảo.

Màu gạch non vẫn hiện diện ở tháp. Ảnh: Báo Pháp luật.

Màu gạch non vẫn hiện diện ở tháp. Ảnh: Báo Pháp Luật.

Hoa văn trên tháp. Ảnh: phatgiao.org.vn

Hoa văn trên tháp. Ảnh: phatgiao.org.vn.

Trên mỗi tầng tháp đều có kiến trúc mái cong. Tầng thứ nhất cao hơn 3m, 4 mặt hình tổ tò vò và có 6 hình chữ nhật dọc. Tầng thứ hai có 1 hàng cánh sen ngửa đỡ lấy những hòn gạch, 4 khung cửa tò vò đều có mỗi bên 8 khung hình chữ nhật bên trong đắp nổi hình ngôi tháp nhỏ 5 tầng.

Lòng tháp rỗng. Ảnh: phatgiao.org.vn

Lòng tháp rỗng. Ảnh: phatgiao.org.vn.

Ngày nay tháp có 11 tầng, nhưng dựa vào những mảnh vỡ, những dấu tích còn sót lại, người ta đoán rằng tháp lúc mới xây dựng có đến 15 tầng. Những mảnh vỡ của hai tầng trên được lưu giữ trong chùa Then và bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc.

Các tầng trên trang trí đơn giản hơn. Ảnh: phatgiao.org.vn

Các tầng trên trang trí đơn giản hơn. Ảnh: phatgiao.org.vn.

Khi quan sát kỹ, từ tầng hai trở xuống là nền đất đặc, còn các tầng trên có thân tháp rỗng. Lòng tháp Bình Sơn được xây thành khối trụ vuông, càng lên cao càng thu hẹp, tạo nên cốt lõi hình trụ vững chắc của công trình. Kết thúc mỗi tầng, người ta xây nhô ra vài hàng gạch để tạo diềm mái, vừa làm đẹp vừa tạo thế cân bằng.

Chân tháp. Ảnh: phatgiao.org.vn

Chân tháp. Ảnh: phatgiao.org.vn.

Cách tạo hoa văn trang trí trên gạch tháp cũng rất đa dạng. Dập khuôn hình hoa văn sẵn, rồi dán vào gạch trước khi nung với hình rồng, hoặc dùng con dấu in vào mặt gạch như hình hoa cúc, hay lấy dao mỏng trực tiếp chạm khắc hoa văn tinh tế.

Nhiều hoa văn bị hư hỏng. Ảnh: VOV.

Nhiều hoa văn bị hư hỏng. Ảnh: VOV.

Nhiều truyền thuyết liên quan đến tháp đều chứng minh vị trí đặc biệt của tháp trong văn hóa tâm linh và ý thức cộng đồng của người dân. Như truyền thuyết về xuất xứ, tháp Bình Sơn vốn là một tháp lớn dựng trong vườn tháp ở giữa cánh đồng Nẫu, sau một đêm mưa bão nhảy về vị trí hiện nay.

Hoa văn rồng. Ảnh: VOV.

Hoa văn rồng. Ảnh: VOV.

Hay truyền thuyết về chiếc giếng bên cạnh tháp có con vịt bằng vàng, là dấu tích nền móng một cây tháp khác có màu xanh bên cạnh tháp Bình Sơn, đã bay lên trời; còn có truyền thuyết về một thủ lĩnh địa phương Ngụy Đồ Chiêm đã ôm kiếm chạy vào tháp rồi biến mất khi bị quân triều đình đến dẹp.

Các tòa tháp nhỏ chạm khắc nổi. Ảnh: VOV.

Các tòa tháp nhỏ chạm khắc nổi. Ảnh: VOV.

Năm 1969, nước ngập chân móng tháp đến 60cm, buộc tỉnh Vĩnh Phúc phải dựng một khung sắt để ghì chống cho tháp. Các kĩ thuật viên trường Cao đẳng Mĩ thuật Công nghiệp dựng lại hình những viên gạch bằng thạch cao lành lặn và các nghệ nhân chỉ việc theo mẫu làm thành những viên gạch nung có mộng mang cá, có họa tiết đúng như bản gốc.

Các viên gạch có gờ để lắp ghép được chắc chắn. Ảnh: VOV.

Các viên gạch có gờ để lắp ghép được chắc chắn. Ảnh: VOV.

Tháp Bình Sơn trở thành di tích văn hoá cổ quý giá của vùng Bắc Bộ và cả nước, là một trong những tháp đất nung hiếm hoi còn sót lại của thời đại mà đạo Phật rất hưng thịnh, thời Lý – Trần. Vì thế tháp là địa điểm tham quan văn hóa, tín ngưỡng và lịch sử phù hợp với mọi thế hệ người Việt.

 Theo iVIVU.com

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan