19-01-2024 14:10

Bảo tàng đầu tiên ở Sài Gòn

Bảo tàng đầu tiên ở Sài Gòn

Bảo tàng lịch sử TP HCM có tuổi đời 90 năm, do người Pháp xây dựng, mang nét kiến trúc Á Đông kết hợp phương Tây.

Bảo tàng đầu tiên ở Sài Gòn

Bảo tàng lịch sử TP HCM (đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1) xây dựng năm 1929, có tên ban đầu là Blanchard de la Brosse theo tên Thống đốc Nam Kỳ thời ấy.  Đây là bảo tàng đầu tiên ở Sài Gòn và cả miền Nam Việt Nam. Năm 1954, khi người Pháp rút đi, công trình đổi tên thành Viện Bảo tàng Quốc gia và mang tên như hiện nay sau năm 1975.  Khuôn viên bảo tàng rộng 6.000 m2, có mặt chính hướng ra Thảo Cầm Viên, đối diện là đền tưởng niệm vua Hùng.

Bảo tàng lịch sử TP HCM (đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1) xây dựng năm 1929, có tên ban đầu là Blanchard de la Brosse theo tên Thống đốc Nam Kỳ thời ấy. Đây là bảo tàng đầu tiên ở Sài Gòn và cả miền Nam Việt Nam. Năm 1954, khi người Pháp rút đi, công trình đổi tên thành Viện Bảo tàng Quốc gia và mang tên như hiện nay sau năm 1975. Khuôn viên bảo tàng rộng 6.000 m2, có mặt chính hướng ra Thảo Cầm Viên, đối diện là đền tưởng niệm vua Hùng.

Công trình do kiến trúc sư Pháp Delaval thiết kế và xây dựng theo phong cách kết hợp giữa kiến trúc châu Âu và bản địa, khai thác yếu tố truyền thống và đặc điểm khí hậu địa phương. Phong cách này phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong giai đoạn 1920-1945.

Công trình do kiến trúc sư Pháp Delaval thiết kế và xây dựng theo phong cách kết hợp giữa kiến trúc châu Âu và bản địa, khai thác yếu tố truyền thống và đặc điểm khí hậu địa phương. Phong cách này phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong giai đoạn 1920-1945.

Mặt sau của bảo tàng hướng ra đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Mặt sau của bảo tàng hướng ra đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Điểm nhấn kiến trúc là khối lầu bát giác ở trung tâm, cũng là trục đối xứng cho hai dãy nhà hai bên. Lầu bát giác mang quan niệm về bát quái trong Kinh Dịch phương Đông.

Điểm nhấn kiến trúc là khối lầu bát giác ở trung tâm, cũng là trục đối xứng cho hai dãy nhà hai bên. Lầu bát giác mang quan niệm về bát quái trong Kinh Dịch phương Đông.

Trên đỉnh lầu bát giác là 4 quả cầu nhỏ dần đặt chồng lên nhau. Từng cạnh của khối lợp ngói, có các đầu đao cách điệu hình rồng.

Trên đỉnh lầu bát giác là 4 quả cầu nhỏ dần đặt chồng lên nhau. Từng cạnh của khối lợp ngói, có các đầu đao cách điệu hình rồng.

Mái của bảo tàng được lợp ngói ống và đưa ra khỏi tường bằng hệ thống dầm console. Phần nóc mái của bảo tàng mang nét kiến trúc Á Đông kết hợp kỹ thuật xây dựng phương Tây.

Mái của bảo tàng được lợp ngói ống và đưa ra khỏi tường bằng hệ thống dầm console. Phần nóc mái của bảo tàng mang nét kiến trúc Á Đông kết hợp kỹ thuật xây dựng phương Tây.

Năm 1970, bảo tàng được xây dựng thêm một dãy hình chữ U nhà phía sau, ở giữa là hồ nước nhỏ. Dãy nhà xây thêm có gắn đầu rồng trang trí ở các góc mái, hài hòa với kiến trúc ban đầu của công trình.

Năm 1970, bảo tàng được xây dựng thêm một dãy hình chữ U nhà phía sau, ở giữa là hồ nước nhỏ. Dãy nhà xây thêm có gắn đầu rồng trang trí ở các góc mái, hài hòa với kiến trúc ban đầu của công trình.

Kiến trúc trang trí bên trong và ngoài bảo tàng sử dụng nhiều họa tiết, hoa văn… mang âm hưởng truyền thống xen kẽ Tây phương.

Kiến trúc trang trí bên trong và ngoài bảo tàng sử dụng nhiều họa tiết, hoa văn… mang âm hưởng truyền thống xen kẽ Tây phương.

Bên trong bảo tàng có diện tích 3.000 m2, chia làm nhiều phòng với 18 không gian trưng bày. Các phòng thông với nhau ở sảnh chính tại vị trí trung tâm.  Đây là một trong những bảo tàng có quy mô trưng bày lớn ở miền Nam với hơn 40.000 hiện vật có nguồn gốc từ nhiều quốc gia, dân tộc.

Bên trong bảo tàng có diện tích 3.000 m2, chia làm nhiều phòng với 18 không gian trưng bày. Các phòng thông với nhau ở sảnh chính tại vị trí trung tâm. Đây là một trong những bảo tàng có quy mô trưng bày lớn ở miền Nam với hơn 40.000 hiện vật có nguồn gốc từ nhiều quốc gia, dân tộc.

Hệ thống trưng bày của bảo tàng gồm hai phần chính. Phần đầu trưng bày các hiện vật của lịch sử Việt Nam từ tiền sử đến hết thời nhà Nguyễn. Phần còn lại là chuyên đề về văn hóa phía nam Việt Nam và một số nước châu Á.

Hệ thống trưng bày của bảo tàng gồm hai phần chính. Phần đầu trưng bày các hiện vật của lịch sử Việt Nam từ tiền sử đến hết thời nhà Nguyễn. Phần còn lại là chuyên đề về văn hóa phía nam Việt Nam và một số nước châu Á.

Khu trưng bày văn hóa Chămpa với nhiều tượng đá hình các vị thần, sinh thực khí, voi chiến... Hiện vật của các nước Trung Quốc, Campuchia, Nhật Bản, Thái Lan... cũng được giới thiệu trong bảo tàng.

Khu trưng bày văn hóa Chămpa với nhiều tượng đá hình các vị thần, sinh thực khí, voi chiến… Hiện vật của các nước Trung Quốc, Campuchia, Nhật Bản, Thái Lan… cũng được giới thiệu trong bảo tàng.

Bảo tàng lịch sử TP HCM thường được các đoàn lữ hành tổ chức đưa du khách vào tham quan khi đến Sài Gòn. Bảo tàng hoạt động cả tuần, giá vé là 30.000 đồng một người.

Bảo tàng lịch sử TP HCM thường được các đoàn lữ hành tổ chức đưa du khách vào tham quan khi đến Sài Gòn. Bảo tàng hoạt động cả tuần, giá vé là 30.000 đồng một người.

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan