17-01-2024 12:03

8 địa điểm vui chơi Tết Trung thu ở Hà Nội

8 địa điểm vui chơi Tết Trung thu ở Hà Nội

Trung thu này có gì chơi ở Hà Nội? Hãy cùng iVIVU.com khám phá những địa điểm sôi động nhất trong dịp Tết Trung thu ở Thủ đô nhé.

PHỐ CỔ HÀ NỘI (13 – 19/9/2013)

Trung thu ở Phố Cổ Hà Nội

Trung thu ở Phố Cổ Hà Nội

Ban quản lý Phố cổ vừa công bố loạt sự kiện đón Tết Trung thu tại 3 địa chỉ văn hóa đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc), đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào) và Ngôi nhà di sản (87 Mã Mây). Các hoạt động đón Trung thu ở phố cổ gồm giới thiệu đồ chơi bằng giấy bồi như mâm ngũ quả, mặt nạ bồi các loại, trưng bày đồ chơi dân gian làm đồ chơi bằng giấy như đèn ông sao, ông tiến sỹ, ông đánh gậy và đồ chơi bằng gỗ như con quay, nặn tò he… Tại Ngôi nhà Di sản sẽ trưng bày không gian đón Tết Trung thu truyền thống của một gia đình Hà Nội, giới thiệu tranh dân gian Đông Hồ về đề tài thiếu nhi…

TRIỂN LÃM VÂN HỒ Ở ĐƯỜNG HOA LƯ, HAI BÀ TRƯNG (14 – 19/9/2013)

“Lễ hội Trung thu 2013” diễn ra tại đây có nhiều hoạt động phong phú phú như trưng bày nghệ thuật sắp đặt chủ đề “Chú cuội trông trăng” với cây đa cách điệu làm bằng chất liệu vải và giấy, cùng với trâu, lân, sư tử, thỏ…được uốn thủ công, bồi giấy màu. CLB diều sáo Thanh Oai lựa chọn những cánh diều sáo đẹp nhất từ hơn 20 bộ sưu tập diều sáo nổi tiếng để trưng bày tại lễ hội này. Ngoài ra còn có các khu trò chơi dân gian: bịt mắt đập niêu, kéo co, nhảy bao bố, các tiết mục múa lân sư, xiếc, hài chọn lọc và nghệ thuật đặc biệt của Nhà hát Tuổi Trẻ.

TRUNG TÂM TRIỂN LÃM GIẢNG VÕ (14 – 18/9/2013)

Thiếu nhi vui chơi Trung thu

Chương trình Lễ hội Trung thu diễn ra tại đây với các trò chơi dân gian như đấu vật, thổi cơm thi, rước đèn, rước ông tiến sĩ giấy; các hoạt động làm bánh, vẽ mặt nạ giấy bồi, làm đèn ông sao… Điểm nhấn ở địa điểm này là các gian hàng, sản phẩm tham gia lễ hội đều được sản xuất trong nước.

NHÀ HÁT MÚA RỐI VIỆT NAM (19/9 trở đi)

Nhà hát múa rối Việt Nam cho ra mắt vở diễn “Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh” – một trích đoạn kinh điển của tác phẩm Tây Du Ký được trẻ em yêu thích. Chương trình được dàn dựng công phu, hấp dẫn ngay từ phần mở màn, tạo hình đẹp, con rối sinh động, hóm hỉnh, ngộ nghĩnh, cảnh trí hoành tráng, ngôn từ dí dỏm… tất cả đã tạo nên một thế giới thần thoại đầy màu sắc huyền bí mà không kém phần sôi động. Chương trình sẽ ra mắt từ ngày 19-9.

NHÀ HÁT TUỔI TRẺ (12 – 19/9/2013)

Nhà hát Tuổi trẻ cũng cho ra mắt 4 chương trình Trung thu hấp dẫn phù hợp với thị hiếu của trẻ nhỏ. Đó là chương trình “Dung dăng dung dẻ dắt chợ gạo quê” tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô từ ngày 15-9 đến 19-9; chương trình “Đánh mất mặt trăng” tại Nhà hát Tuổi trẻ từ 12/9 đến ngày 16/9/2013; tạp kỹ “Vầng trăng diệu kỳ” từ 15 đến 19-9; tạp kỹ ““Cổ tích cười – Đêm hội trăng rằm” tại Nhà văn hóa Thanh Niên từ ngày 17 đến 19-9.

NHÀ HÁT LỚN HÀ NỘI (18/9/2013)

Chương trình “Ông trăng ơi! xuống đây chơi” tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) diễn ra vào ngày 18-9sẽ có sự xuất hiện của những giọng ca được yêu thích tại chương trình Giọng hát Việt nhí là Quang Anh và Phương Mỹ Chi. Bên cạnh đó là những tiết mục xiếc thú, múa lân, sư tử cũng được trình diễn trong chương trình.

CÔNG VIÊN HỒ TÂY (28 – 30/9/2013)

Từ 17h – 22h vào các ngày 28-29/09 tại Công viên Hồ Tây diễn ra buổi giao lưu nghệ thuật với các ngôi sao nhí mang tên “Đêm hội trăng rằm” diễn ra với sự góp mặt của nhiều ngôi sao nhí như Đức Anh, Trí Dũng, Bích Hằng, Nhật Tiến… cùng chương trình ngày hội “Trung thu ngọt ngào cho bé” sẽ diễn ra từ 8-22h ngày 30/9 tại Sân khấu Trung tâm Công viên nước, Công viên Hồ Tây.

THIÊN ĐƯỜNG BẢO SƠN (19/9/2013)

Vào đúng đêm trăng rằm, Thiên đường Bảo Sơn sẽ tổ chức đón Trung thu với lễ hội mang tên “Ánh sáng thiên đường”. Chương trình được dàn dựng với tiết mục múa đặc sắc của nghệ sĩ Đào Xuân, tiết mục múa hát và hoạt cảnh “Xứ sở thần tiên”, tiết mục trình diễn nhạc nước Laser hiện đại, bắn pháo bông… và đặc biệt có sự góp mặt trong các tiểu phẩm của các danh hài nổi tiếng như: Xuân Bắc, Tự Long, Vân Dung, Quang Thắng…

THẢ ĐÈN TRỜI Ở MỸ ĐÌNH VÀ BẾN HÀN QUỐC

Những năm gần đây, Mỹ Đình và bến Hàn Quốc là nơi được rất nhiều người lựa chọn để vui chơi dịp Trung thu. Với không gian rộng mênh mông, cách xa khu dân cư sinh sống, đây thực sự là điểm lý tưởng để các bạn trẻ thả đèn trời. Nếu không muốn “lách cách” mang đèn đi trên đường thì tại những nơi này bạn cũng có thể mua ngay một chiếc với giá khoảng 20.000– 25.000đ. Sau đó mỗi người viết ước mơ của mình gắn vào đèn, đốt bấc rồi thả đèn lên trời. Theo quan niệm của các bạn trẻ thì đèn trời tượng trựng cho ước mơ, đèn bay càng cao, càng xa thì ước mơ của bạn càng dễ dàng thực hiện.

Đây là một trong những trò chơi thu hút nhiều bạn trẻ, không phải chen chúc trong phố xá ồn ào, lại có thể chơi theo nhóm hoặc từng đôi yêu nhau, vừa vui, vừa lãng mạn.

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan