Chẳng cần phải đi đâu quá xa xôi, ngay trên chính đất nước Việt Nam cũng có thể còn rất nhiều điều thú vị bạn chưa biết. Danh sách 30 điểm du lịch thú vị nhất do iVIVU bình chọn hy vọng sẽ là gợi ý tốt cho những chuyến du lịch khám phá của bạn.
Hai điểm cực Đông của đất nước
Khác với các “địa cực” còn lại, điểm cực đông là sự tranh cãi của rất nhiều tài liệu về mũi Điện (mũi Đại Lãnh) của Phú Yên và mũi Đôi của Khánh Hoà.
1. Mũi Đôi (Khánh Hòa)
Một chút kỹ thuật để “gia vị” vào một chuyến thăm thú hai vùng biển đẹp tuyệt của đất nước, Vũng Rô và vịnh Văn Phong. Mũi Điện, mũi Đôi, hai “ứng viên” cho chức danh cực đông, nơi “đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền tổ quốc”, xứng đáng cho một hành trình khám phá và thưởng ngoạn…
2. Mũi Điện – nơi đón ánh bình minh đầu tiên
Thuộc thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, Phú Yên, Mũi Điện là một trong hai điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam (điểm còn lại là Mũi Đôi, thuộc tỉnh Khánh Hòa). Tuy nhiên Mũi Điện được xem là nơi đón ánh bình minh đầu tiên của Việt Nam vì có vị trí cao hơn Mũi Đôi. Vào lúc mặt trời mọc, bạn có thể cảm nhận tia nắng của ngày mới từ bất kỳ vị trí nào trên vùng đất này. Từ trên cao quan sát hình ảnh mặt trời dần ló dạng trên mặt biển, và cả hình ảnh phản chiếu trên mặt nước khi mặt trời đã lên cao.
3. Mũi Cà Mau (Cà Mau) – cực Nam
Ai nghĩ đến Cà Mau cũng đều nghĩ đến nơi cuối cùng của tổ quốc: Mũi Cà Mau, đến với điểm du lịch Mũi Cà Mau, du khách được thăm cột mốc toạ độ quốc gia, ngắm rừng, ngắm biển, chiêm ngưỡng ráng chiều ẩn hiện trên vùng trời biển bao la. Mũi Cà Mau là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam của Tổ quốc Việt Nam thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Đất Mũi được nhắc đến như một vùng đất thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam và trong đời, ai cũng ước một lần được đến. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú.
4. Lũng Cú (Hà Giang) – cực Bắc
Lũng Cú (Hà Giang), mảnh đất địa đầu cực bắc tổ quốc, là vùng đất của chè Shan, rượu mật ong và Thắng cố, của những nét văn hóa truyền thống đặc sắc các dân tộc Mông, Lô Lô, Giáy. Nơi đây còn là xứ sở của đào phai, hoa lê, tuyết trắng vào mùa xuân và náo nhiệt trong buổi chợ phiên.
Xã Lũng Cú bao gồm chín thôn, bản, tất cả ở độ cao trung bình 1.600-1.800 mét so với mặt biển. Ở những nơi này vào mùa đông thời tiết rất lạnh và có cả tuyết rơi. Phía trái thung lũng Thèn Ván thăm thẳm, rộng khoảng 50 ha, bên phải là đầu nguồn sông Nho Quế, bắt nguồn từ Mù Cảng – Vân Nam – Trung Quốc đổ về Đồng Văn, Mèo Vạc, núi non trùng điệp hùng vĩ vào bậc nhất đất nước…
5. Địa danh A Pa Chải – cực tây Tổ quốc,
Vùng ngã ba biên giới Việt – Trung – Lào (thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) đang hấp dẫn giới trẻ yêu thích du lịch khám phá vùng đất đặc biệt của đất nước mình.Địa danh A Pa Chải – cực tây Tổ quốc, vùng ngã ba biên giới Việt – Trung – Lào (thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) đang hấp dẫn giới trẻ yêu thích du lịch khám phá vùng đất đặc biệt của đất nước mình.
6. Fansipan – Núi cao nhất Đông Dương
Phan Xi Păng (Fansipan) hay Phan Si Phăng là ngọn núi cao nhất Việt Nam, nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Đây cũng là đỉnh núi cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”.Theo tiếng địa phương, đỉnh Phan Xi Păng có tên là: “Hủa Xi Pan” và có nghĩa là “Phiến đá khổng lồ chênh vênh”.Đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m, thuộc địa phận tỉnh Lào Cai. Phan Xi Păng cách thị trấn Sa Pa khoảng 9km về phía Tây Nam, ở vùng giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng núi Tây bắc Việt Nam.
Tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc
Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam. Địa hình của vùng này vô cùng hiểm trở với nhiều khối núi và dãy núi cao sừng sững sinh ra những con đèo dài, khúc khuỷu đầy thách thức. Xin giới thiệu những con đèo được liệt vào danh sách ‘tứ đại đèo’ của vùng Tây Bắc:
7. Đèo Pha Đin
Đèo Pha Đin còn được gọi là Dốc Pha Đin, có độ dài 32km nằm trên quốc lộ 6, một phần thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu (Sơn La) và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo (Điện Biên).Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, Phạ Đin, trong đó Phạ nghĩa là “trời”, Đin là “đất” hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.
8. Đèo Ô Quy Hồ
Đèo Ô Quy Hồ hay còn gọi là đèo Hoàng Liên Sơn hay đèo Mây nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn. Đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh.
9. Đèo Khau Phạ
Đèo Khau Phạ là đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30km. Nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái , đèo Khau Phạ đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có… ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển.
10. Đèo Mã Pí Lèng
Đèo Mã Pí Lèng thuộc tỉnh Hà Giang là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20km vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 2.000m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.
11. Nhà dài Ê Đê
Tây Nguyên là vùng đất đỏ bazan dễ lầy lội vào mùa mưa, và lắm bụi vào mùa khô, nên các ngôi nhà của cư dân sinh sống nơi đây thường chọn kiểu nhà sàn vừa thoáng mát lại cao ráo, sạch sẽ. Nhưng không giống với các dân tộc khác cùng sinh sống trên mảnh đất Tây nguyên này, người Ê Đê thường sống chung trên một mái nhà sàn hình con thuyền rất dài theo một gia đình lớn mẫu hệ mà người ngoài thường bảo là “dài như tiếng chiêng ngân”
12. Phong Nha – Kẻ Bàng
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia.
( Còn tiếp )