19-01-2024 14:51

10 nguyên tắc ứng xử phải nhớ khi đến Nhật Bản

10 nguyên tắc ứng xử phải nhớ khi đến Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia với nhiều phép tắc và luật lệ. Nếu đến đây, bạn nhất định không thể bỏ qua các nguyên tắc cơ bản để tránh tình huống khó xử trong giao tiếp.

10 nguyên tắc ứng xử phải nhớ khi đến du lịch Nhật Bản

1. Cúi chào: Người Nhật đánh giá đối phương không chỉ qua cách ứng xử mà còn ở cử chỉ và thái độ. Tại Nhật Bản, việc cúi đầu khi gặp ai đó, cảm ơn, xin lỗi hoặc tạm biệt được xem là phép lịch sự. Nếu ai đó cúi đầu chào bạn, bạn cũng nên có hành động tương tự để thể hiện sự tôn trọng. Tùy vào địa vị xã hội và quan hệ giao tiếp, người Nhật có các kiểu cúi đầu khác nhau, nhưng một nguyên tắc bất di bất dịch là “người cấp dưới” luôn phải chào “người cấp trên” trước. Đây được xem là hành động lịch sự tối thiểu khi bạn đặt chân đến nước này. Ảnh: Akira.

1. Cúi chào: Người Nhật đánh giá đối phương không chỉ qua cách ứng xử mà còn ở cử chỉ và thái độ. Tại Nhật Bản, việc cúi đầu khi gặp ai đó, cảm ơn, xin lỗi hoặc tạm biệt được xem là phép lịch sự. Nếu ai đó cúi đầu chào bạn, bạn cũng nên có hành động tương tự để thể hiện sự tôn trọng. Tùy vào địa vị xã hội và quan hệ giao tiếp, người Nhật có các kiểu cúi đầu khác nhau, nhưng một nguyên tắc bất di bất dịch là “người cấp dưới” luôn phải chào “người cấp trên” trước. Đây được xem là hành động lịch sự tối thiểu khi bạn đặt chân đến nước này. Ảnh: Akira.

2. Xếp hàng: Đây được xem là một nét đẹp trong văn hóa của người Nhật. Chen hàng là một trong những cử chỉ thô lỗ tại xứ sở Phù Tang. Ngay cả khi có việc gấp như sắp trễ tàu, người Nhật vẫn luôn bình tĩnh, tuân thủ nguyên tắc này một cách tuyệt đối. Ở Nhật Bản, từ người già cho đến trẻ nhỏ, bất luận là đi đến đâu, làm gì họ cũng đều nghiêm túc xếp hàng và giữ trật tự cho đến khi tới lượt mình. Đối với người Nhật, xếp hàng là một thói quen đã được xây dựng từ lúc còn bé. Ảnh: nhatngusanko.

2. Xếp hàng: Đây được xem là một nét đẹp trong văn hóa của người Nhật. Chen hàng là một trong những cử chỉ thô lỗ tại xứ sở Phù Tang. Ngay cả khi có việc gấp như sắp trễ tàu, người Nhật vẫn luôn bình tĩnh, tuân thủ nguyên tắc này một cách tuyệt đối. Ở Nhật Bản, từ người già cho đến trẻ nhỏ, bất luận là đi đến đâu, làm gì họ cũng đều nghiêm túc xếp hàng và giữ trật tự cho đến khi tới lượt mình. Đối với người Nhật, xếp hàng là một thói quen đã được xây dựng từ lúc còn bé. Ảnh: nhatngusanko.

3. Không ăn uống khi di chuyển: Tại những nơi công cộng như tàu điện ngầm, đường phố thì việc bạn vừa đi vừa ăn uống được xem là hành vi thiếu lịch sự. Tại thành phố sẽ có rất nhiều cửa hàng bán đồ ăn nhanh hoặc các quầy hàng ăn đứng, nên nếu đói bạn có thể dừng chân tại những điểm này để ăn trước khi tiếp tục cuộc hành trình. Mặc dù chưa có hình thức xử phạt với du khách nhưng quy định này khuyến khích lối ứng xử lịch thiệp mà mỗi người cần lưu ý khi đến xứ sở Phù Tang. Ảnh: Getty Images.

3. Không ăn uống khi di chuyển: Tại những nơi công cộng như tàu điện ngầm, đường phố thì việc bạn vừa đi vừa ăn uống được xem là hành vi thiếu lịch sự. Tại thành phố sẽ có rất nhiều cửa hàng bán đồ ăn nhanh hoặc các quầy hàng ăn đứng, nên nếu đói bạn có thể dừng chân tại những điểm này để ăn trước khi tiếp tục cuộc hành trình. Mặc dù chưa có hình thức xử phạt với du khách nhưng quy định này khuyến khích lối ứng xử lịch thiệp mà mỗi người cần lưu ý khi đến du lịch Nhật Bản. Ảnh: Getty Images.

4. Hạn chế việc sử dụng điện thoại nơi công cộng: Người Nhật rất chú trọng và đề cao cách cư xử trong việc sử dụng điện thoại di động ở những nơi công cộng, đặc biệt là trên tàu điện. Nói chuyện bằng điện thoại di động trên tàu điện được cho là hành động bất lịch sự. Vì vậy, họ thường có ý thức sử dụng điện thoại kín đáo và nếu có cuộc gọi quan trọng thì họ sẽ khéo léo kết thúc cuộc trò chuyện nhanh gọn nhất có thể. Ảnh: Planet.

4. Hạn chế việc sử dụng điện thoại nơi công cộng: Người Nhật rất chú trọng và đề cao cách cư xử trong việc sử dụng điện thoại di động ở những nơi công cộng, đặc biệt là trên tàu điện. Nói chuyện bằng điện thoại di động trên tàu điện được cho là hành động bất lịch sự. Vì vậy, họ thường có ý thức sử dụng điện thoại kín đáo và nếu có cuộc gọi quan trọng thì họ sẽ khéo léo kết thúc cuộc trò chuyện nhanh gọn nhất có thể. Ảnh: Planet.

5. Ăn mặc kín đáo: Người Nhật có phong cách ăn mặc kín đáo hơn người phương Tây. Nếu bạn là nữ, khi đến du lịch tại đây hãy hạn chế mặc những trang phục hở ngực, váy ngắn hay quần sooc khi ra đường.

5. Ăn mặc kín đáo: Người Nhật có phong cách ăn mặc kín đáo hơn người phương Tây. Nếu bạn là nữ, khi đến du lịch Nhật Bản hãy hạn chế mặc những trang phục hở ngực, váy ngắn hay quần sooc khi ra đường.

6. Đừng quên cởi giày: Mỗi căn nhà của người Nhật đều được thiết kế một bậc cửa nhỏ, đây gọi khu vực “genkan” hay còn được biết đến là nơi để khách cởi giày. Trước khi bước vào nhà, bạn đừng quên xếp giày của mình gọn gàng vào một bên, hoặc trên giá đứng giày đặt cạnh tường, sau đó hãy sử dụng dép đi trong nhà để thay thế. Ngoài ra, bạn cũng phải bỏ giày khi vào một số nơi như đền, chùa, thậm chí cả nhà hàng. Ảnh: Oyster.

6. Đừng quên cởi giày: Mỗi căn nhà của người Nhật đều được thiết kế một bậc cửa nhỏ, đây gọi khu vực “genkan” hay còn được biết đến là nơi để khách cởi giày. Trước khi bước vào nhà, bạn đừng quên xếp giày của mình gọn gàng vào một bên, hoặc trên giá đứng giày đặt cạnh tường, sau đó hãy sử dụng dép đi trong nhà để thay thế. Ngoài ra, bạn cũng phải bỏ giày khi vào một số nơi như đền, chùa, thậm chí cả nhà hàng. Ảnh: Oyster.

7. Đừng ngồi bắt chéo chân: Ở nhiều nước trên thế giới, ngồi bắt chéo chân được xem làm một hành động bình thường, thể hiện phong cách của bạn nhưng tại Nhật, hành động này bị cho là bất lịch sự và bạn sẽ bị đánh giá là người thiếu khiêm tốn. Khi đến Nhật Bản, bạn hãy ngồi theo kiểu seiza (ngồi quỳ trên đầu gối), tư thế ngồi thẳng này có ý nghĩa rằng "Tôi đang rất chăm chú vào câu chuyện của bạn", đây được xem là một cách ngồi truyền thống của người Nhật. Ảnh: Ins.

7. Đừng ngồi bắt chéo chân: Ở nhiều nước trên thế giới, ngồi bắt chéo chân được xem làm một hành động bình thường, thể hiện phong cách của bạn nhưng tại Nhật, hành động này bị cho là bất lịch sự và bạn sẽ bị đánh giá là người thiếu khiêm tốn. Khi đến Nhật Bản, bạn hãy ngồi theo kiểu seiza (ngồi quỳ trên đầu gối), tư thế ngồi thẳng này có ý nghĩa rằng “Tôi đang rất chăm chú vào câu chuyện của bạn”, đây được xem là một cách ngồi truyền thống của người Nhật. Ảnh: Ins.

8. Không đưa tiền tip: Ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới, hành động đưa tiền tip thường thể hiện sự tôn trọng và bày tỏ lời cảm ơn đối với nhân viên phục vụ. Tuy nhiên, theo quan niệm của người Nhật, hành động đưa tiền tip không phải là hành vi đứng đắn, lịch thiệp mà thậm chí đôi khi còn bị xem là một sự sỉ nhục. Người Nhật sẽ không hề thấy vui khi bạn đưa tiền boa, họ sẽ sẵn sàng đuổi theo bạn để trả lại tiền. Ảnh: hoteljob.vn.

8. Không đưa tiền tip: Ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới, hành động đưa tiền tip thường thể hiện sự tôn trọng và bày tỏ lời cảm ơn đối với nhân viên phục vụ. Tuy nhiên, theo quan niệm của người Nhật, hành động đưa tiền tip không phải là hành vi đứng đắn, lịch thiệp mà thậm chí đôi khi còn bị xem là một sự sỉ nhục. Người Nhật sẽ không hề thấy vui khi bạn đưa tiền boa, họ sẽ sẵn sàng đuổi theo bạn để trả lại tiền. Ảnh: hoteljob.vn.

9. Hạn chế trao và nhận đồ vật bằng một tay: Người Nhật luôn thể hiện sự tôn trọng với người đối diện, tại đất nước này mọi người luôn sử dụng hai tay để trao hoặc nhận đồ, thậm chí cả những vật nhỏ nhặt như danh thiếp. Khi thanh toán tại các cửa hàng, thay vì đưa tiền trực tiếp cho thu ngân, mọi người thường có xu hướng đặt tiền vào khay nhỏ bên cạnh quầy tính tiền. Ảnh: Oyster.

9. Hạn chế trao và nhận đồ vật bằng một tay: Người Nhật luôn thể hiện sự tôn trọng với người đối diện, tại đất nước này mọi người luôn sử dụng hai tay để trao hoặc nhận đồ, thậm chí cả những vật nhỏ nhặt như danh thiếp. Khi thanh toán tại các cửa hàng, thay vì đưa tiền trực tiếp cho thu ngân, mọi người thường có xu hướng đặt tiền vào khay nhỏ bên cạnh quầy tính tiền. Ảnh: Oyster.

10. Không mang theo thức ăn vào nhà hàng: Nếu bước vào các nhà hàng tại Nhật mà bạn vẫn mang theo nhiều thực phẩm trên tay thì đây là điều thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác. Người Nhật thẳng thắn cho rằng: nhà hàng tồn tại để bạn có thể mua thực phẩm và đồ uống vậy nên bạn sẽ không được hoan nghênh nếu đến quán của họ với những túi thức ăn khác. Ảnh: Fukurai, Tnttravel.

10. Không mang theo thức ăn vào nhà hàng: Nếu bước vào các nhà hàng tại Nhật mà bạn vẫn mang theo nhiều thực phẩm trên tay thì đây là điều thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác. Người Nhật thẳng thắn cho rằng: nhà hàng tồn tại để bạn có thể mua thực phẩm và đồ uống vậy nên bạn sẽ không được hoan nghênh nếu đến quán của họ với những túi thức ăn khác. Ảnh: Fukurai, Tnttravel.

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan