18-01-2024 08:46

Hà Nội ‘góp mặt’ với các thành phố nổi tiếng cho ra đời buồng ngủ hiện đại

Hà Nội ‘góp mặt’ với các thành phố nổi tiếng cho ra đời buồng ngủ hiện đại

Các sân bay hiện đại trên thế giới luôn có hệ thống buồng ngủ hiện đại cho khách hàng của mình. Nhất là khi địa điểm đặt cách xa khu dân cư như sân bay Nội Bài (Hà Nội) thì đây được xem như một giải pháp tối ưu.

Trước đây, sân bay chỉ được xem như chỗ nghỉ ngơi của những người ít tiền hay dân phượt. Đa phần các sân bay hiện đại lại cách khá xa khu vực trung tâm nên phát sinh nhiều bất tiện. Nhật Bản chính là nơi đầu tiên phát triển mô hình buồng ngủ tại sân bay (Capsule Hotel). Nó vừa giải quyết được vấn đề ít chiếm diện tích vừa thuận tiện cho khách hàng và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Những “khách sạn mini” này cho phép hành khách nghỉ ngơi từ 30 phút đến vài tiếng đồng hồ với đầy đủ vật dụng cơ bản như: giường, TV, Internet hay bàn làm việc. Thậm chí, một số nơi còn có cả toilet, phòng tắm và phòng xông hơi nữa. Cùng với sự phát triển không ngừng mô hình này ngày càng xuất hiện ở nhiều nước như: Anh, Nga, Đức,… và hiện giờ là Việt Nam.

1. SnoozeCube (Dubai)

Snoozecube là tên gọi của loại hộp ngủ mini ở sân bay quốc tế Dubai, nơi du khách có thể tận hưởng không gian nghỉ ngơi tuyệt đối yên tĩnh với hệ thống cách âm tân tiến. Lớp giấy dán tường tái hiện khung cảnh thiên nhiên sống động tới mức du khách có cảm giác đang được sống giữa khu rừng rậm rạp.

du lịch Dubai

Hệ thống buồng ngủ dạng này rất phát triển ở Dubai. Ảnh dubaimetro.

Giá mỗi buồng có giường đôi, TV màn hình cảm ứng, wifi có giá từ 16 USD. Tất cả các phỏng SnoozeCubes đều được kết nối với hệ thống của sân bay để đảm bảo hành khách không bị lỡ chuyến vì ngủ quên.

du lịch Dubai

Nội thất phía bên trong. Ảnh notinnyc.

2. Sleepbox (Trung Quốc)

Các buồng ngủ tại sân bay quốc tế Hàm Dương, Thiểm Tây (Trung Quốc) vừa bắt đầu hoạt động ngày 10/7. Có cả thảy 10 chiếc đã chính thức khai trương, chiếc còn lại đang được hoàn thiện. Mỗi buồng ngủ cao 2,7m và diện tích 3m2 với giường đơn, TV, bàn làm việc, đèn đọc sách, Wifi,…

du lịch Trung Quốc

Hệ thống buồng ngủ ở Trung Quốc. Ảnh wantchinatimes.

Theo người quản lý, đây là dịch vụ khách sạn mini tại sân bay đầu tiên ở Trung Quốc. Nếu hành khách ở dưới 30 phút, giá thuê sẽ là 4,7 USD. Còn thuê trên 3 giờ, thì họ sẽ phải trả 9,4 USD mỗi giờ cho hai tiếng đầu tiên, và từ giờ thứ 3 là 6,27 USD.

du lịch Trung Quốc

Một nhân viên đứng trực tại buồng. Ảnh chinagate.

3. SleepPod (Hà Nội)

Mỗi buồng ngủ VATC có diện tích khoảng 4m2 và cao 3m, được thiết kế và sản xuất một cách cẩn thận, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn và giải trí của du khách. Trong mỗi hộp ngủ đều có các thiết bị giải trí và các vật dụng cơ bản của một khách sạn mini như: giường, tủ, chăn, ga, gối đệm, móc treo quần áo, điện thoại, wifi, đồng hồ báo thức, sách hướng dẫn,…

du lịch Hà Nội

Buồng ngủ ở Nội Bài giải quyết được vấn đề nghỉ ngơi cho hành khách khi sân bay cách khá xa trung tâm. Ảnh giaothongvantai.

Ngoài các tiện ích nói trên, du khách đến với dịch vụ buồng ngủ VATC được phục vụ miễn phí nước uống và đồ ăn nhẹ. Giá với 3 giờ sử dụng đầu tiên phòng đơn có giá 210.000 đồng, phòng đôi giá 252.000.

Từ 6-12 giờ sử dụng phòng đơn có giá hơn 1,3 triệu đồng, phòng đôi giá 1,6 triệu đồng và giá trọn gói nguyên ngày đối với phòng đơn là 1.530.000 đồng, phòng đôi giá 1.831.000 đồng.

du lịch Hà Nội

Bên trong khá tiện nghi. Ảnh VATC.

4. Capsule Hotel (Nhật Bản)

Được coi là quê hương của loại khách sạn con nhộng nên mô hình khách sạn mini (capsule hotel) rất phát triển. Nhật Bản luôn cải tiến hình thức hộp ngủ này với các thiết kể trẻ trung và tiện lợi hơn. Mới đây, sân bay quốc tế Narita đã đưa vào sử dụng hệ thống hộp ngủ thế hệ mới ở terminal 2, mỗi phòng cao 1m và dài 2m. Có 71 phòng cho man và 58 phòng cho nữ, thiết kế dành riêng cho khách du lịch ngủ tại sân bay.

du lịch Nhật Bản

Bên ngoài một Capsule. Ảnh cong1.

Giá cho một đêm (9h) khoảng 3.900 yen (38 USD) còn nếu thuê theo giờ thì 1.500 yen (15 USD). Điều đó, khiến nơi này trở thành địa điểm ưa thích của giới doanh nhân cũng như khách du lịch. Mỗi cabin được trang bị TV, đồng hồ báo thức, đèn,… Hành khách có thể sử dụng các phòng tắm, phòng xông hơi và vệ sinh chung bên ngoài.

du lịch Nhật Bản

Và phía bên trong. Ảnh cong1.

5. Minute Suites (Mỹ)

Minute Suites cung cấp chỗ nghỉ ngơi và làm việc tiện nghi cho hành khách tại hai địa điểm. Sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson tại Atlanta được lắp đặt những cabin như thế này từ cuối năm 2009. Còn sân bay quốc tế Philadelphia thì có 13 buồng ngủ từ năm 2011.

du lịch Mỹ

Đăng ký tại quầy để nhận phòng. Ảnh Vnexpress.

Các tiện nghi cơ bản trong cabin bao gồm: sofa dài thay giường ngủ và TV HD. Một bàn làm việc, được đảm bảo tiện nghi tối đa như văn phòng cho hành khách. Một giờ nghỉ ngơi ở đây có giá 30 USD, trong khi 15 phút có giá 7,5 USD.

du lịch Mỹ

Hành khách cảm thấy thư giãn sau hành trình dài. Ảnh zaodich.

6. Sleepbox (Nga)

Sân bay quốc tế Sheremetyevo (Moscow, Nga) là một trong những sân bay có hộp ngủ hiện đại và nổi tiếng nhất thế giới. Tất cả những chi tiết nội thất đều được làm từ gỗ với thiết kế gọn gàng, đơn giản nhưng vẫn rất sang trọng. Những buồng ngủ rộng 4 m2 này có thể chứa tối đa 3 giường tầng, một bàn cạnh giường, ổ cắm, đèn đọc sách, TV và đồng hồ báo thức.

du lịch Nga

Buồng ngủ sẽ tạo thuận tiên lớn nếu bạn mang nhiều hành lý. Ảnh kenh14.

Mô hình Sleepbox đã được áp dụng tại sân bay Moscow, hiện giờ nó đã được thương mại hóa với sự có mặt của hơn 100 chiếc tại sân bay. Thiết kế của Sleepbox cũng được áp dụng tại các ga tàu hỏa, trung tâm mua sắm và triển lãm, giá thuê những buồng ngủ này là 15 USD/giờ.

du lịch  Nga

Sleepbox có không gian khá rộng rãi. Ảnh kenh14.

7. Yotel (Anh)

Hệ thống khách sạn kiểu hộp ngủ Yotel có tới 32 cabin ở terminal 4 của sân bay quốc tế London’s Heathrow và 46 cabin ở South Terminal của sân bay Gatwich. Những buồng ngủ này được trang bị giường đơn hoặc giường đôi, hệ thống giải trí, bàn làm việc và một phòng tắm với tổng diện tích từ 7 – 10m2.

du lịch Anh

Hệ thống buồng ngủ tại Anh rất hiện đại. Ảnh zaodich.

Giá thuê một cabin vào khoảng 39 USD cho 4 giờ. Còn nếu ở qua đêm, hành khách sẽ phải trả 93 USD. Ông Jo Berrington – Giám đốc marketing củaYotel cho biết tỷ lệ hành khách thuê phòng tại đây rất cao, vì vậy, công ty sẽ nhân rộng mô hình trên tại nhiều sân bay khác trong tương lai.

du lịch Anh

Thiết kế gọn gàng. Ảnh promonsterbeats.

8. Napcabs (Đức)

Được đặt tại sân bay Munich (Đức), mỗi buồng ngủ của Napcabs rộng 4m2 và là các cabin tự phục vụ. Cả 6 cabin này đều có giường ngủ, bàn làm việc, điều hòa, dây mạng và TV. Chi phí tối thiểu cho việc thuê phòng là 38 USD trong 2 giờ trong thời gian 6h sáng – 10h tối. Ngoài khung giờ đó, hành khách có thể ở lại trong vòng 3 tiếng.

du lịch Đức

Phong cách chuyên nghiệp ở Đức. Ảnh thankyouforbeingsophisticated.

Chiếc hộp ngủ khép kín ở sân bay Munich (Đức) có thiết kế đơn giản, tạo ra cảm giác riêng tư cho du khách. Một chiếc giường đầy đủ tiện nghi và một không gian làm việc yên tĩnh là du khách có thể tìm thấy ở đây. Ngoài những thiết bị điện tử thông thường, trong căn phòng này luôn có bảng thông báo thông tin chuyến bay từng phút để bạn giảm tối đa được nguy cơ bị lỡ chuyến.

Du lich Duc

Theo Hoàng Trung Tổng Hợp

Đánh giá